Giám định tranh giả: Cần nhưng vẫn "ế"

19/07/2019 06:43
19-07-2019 06:43:59+07:00

Giám định tranh giả: Cần nhưng vẫn "ế"

Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm kể sau 11 tháng thành lập, Trung tâm Giám định Tác phẩm Mỹ thuật vẫn con số không, một số người tới nhờ rồi một đi không trở lại.

Giám định tranh giả: Cần nhưng vẫn 'ế'
Nhiều bức tranh chỉ nhìn bằng mắt thường biết ngay tranh giả

Đìu hiu

Sau 11 tháng thành lập Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm mở hội thảo mổ xẻ thực tế của hoạt động thẩm định thật-giả. Giám định tác phẩm mỹ thuật-nhiếp ảnh ở Việt Nam là công việc hoàn toàn mới mẻ. Ông Thành nhận định, nhu cầu giám định tác phẩm của các nhà sưu tập, các bảo tàng, của người chơi tranh, mua tranh ảnh là nhu cầu có thật nhưng môi trường hoạt động giám định ở ta còn rất e dè, với tâm lý nghi ngờ, không ai phục ai luôn thường trực trong tâm thức nhiều người.

Gần một năm thành lập, có bảy vụ tới nhờ thẩm định tranh mong muốn được xác nhận là tác phẩm gốc, nhưng cuối cùng vẫn là con số không. “Chưa cần dùng tới máy móc, chỉ cần nhìn bằng mắt Chủ tịch Hội đồng xác định ngay là tranh giả. Chẳng ai muốn nộp hồ sơ xin giám định nữa, bởi tâm lý khi mang đi thẩm định đều mong nhận được xác nhận tranh của họ là thật”, ông Vi Kiến Thành nói.

Thế giới từ lâu phát triển hoạt động giám định tranh. Nhiều tổ chức, cá nhân tham gia công việc giám định và cấp giấy giám định chứng nhận để tác phẩm dễ dàng tham gia thị trường mỹ thuật. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất trên thế giới mà trung tâm thẩm định đặt dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước. Tuy thế trung tâm non trẻ và gặp trở ngại không nhỏ khiến cho hoạt động giám định gần như dậm chân tại chỗ.

Ông Vi Kiến Thành nhắc tới ba trở ngại lớn nhất trong quá trình giám định: Thiếu các điều luật về hoạt động giám định, tâm lý nghi ngờ không tin tưởng và không công nhận trọng tài, kỹ thuật giám định đang nhờ vào con người và máy móc của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. “Ba trở ngại này không thể một sớm một chiều giải quyết được”, ông Vi Kiến Thành nói. Ông Tuấn Anh, một nhà đấu giá tư nhân còn cho rằng, 20 năm nữa việc giám định vẫn khó khăn, vấn đề không nằm ở tiền bạc.

PGS.TS. Bùi Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đồng tình, cho rằng sự thành công của thị trường mỹ thuật phụ thuộc phần lớn vào niềm tin, tính xác thực của tác phẩm. Loạt tranh giả, tranh nhái xuất hiện ồ ạt thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ở Việt Nam. Nhà sưu tập Lê Hải Phong chỉ ra rằng thị trường mỹ thuật Việt Nam đang như mớ bòng bong, trong khi đội ngũ sưu tập và đấu giá rất cần việc giám định thật- giả tác phẩm.

Lập hồ sơ nghệ sỹ

Nhà phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Thành thốt lên, giám định tác phẩm mỹ thuật- nhiếp ảnh “không có thì thiếu, đến khi có lại cảm thấy thừa”. “Trung tâm giám định ra đời là điều đáng mừng, song cũng không nên kỳ vọng giám định mỹ thuật trở thành liều thuốc đặc trị với căn bệnh vi phạm bản quyền”, ông Thành nói. 

Lừa đảo phổ biến nhất trong nghệ thuật theo phân tích của bà Bùi Thị Thanh Mai ở chỗ giả mạo tác phẩm, hoặc bán tác phẩm nghệ thuật với mục đích lừa gạt bằng cách gán nó cho một nghệ sĩ có tác phẩm được bán giá cao trên thị trường. Thời gian qua nổi lên loạt vụ việc liên quan nạn tranh giả, nhái như thêm chữ ký của danh họa trên tranh, thay đổi bản thảo, sao chép, sử dụng trái phép tác phẩm của người khác. 

Mỗi dịp tranh của các danh họa như Bùi Xuân Phái đấu giá ở các sàn quốc tế, dư luận lại xôn xao thật-giả, nhưng gần như không có ai dám đưa tranh ra thẩm định. Bà Dương Thu Hằng (Hanoi Studio Gallery) kể, một nhà sưu tập Hàn Quốc khẳng định từ mấy chục năm trước có hai gallery rất lớn của Hàn Quốc mua gần như toàn bộ tranh của Bùi Xuân Phái. Nhà sưu tập khẳng định, tranh của danh họa này ở Việt Nam hiện nay khó có thể là tranh thật.

Các chuyên gia chung nhận định, nhiều tác phẩm của họa sĩ ở Việt Nam không đủ tài liệu chứng minh là bản gốc. Suốt thời gian dài các nghệ sĩ Việt Nam thường ít quan tâm đến cách làm thế nào để giúp đảm bảo giá trị các tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Việc thiếu thông tin xuất xứ sẽ làm tăng nguy cơ mua phải tác phẩm giả mạo. 

Thừa nhận thực tế tất cả ở con số không, các chuyên gia tập trung bàn giải pháp để trung tâm thẩm định tác phẩm có thể hoạt động hiệu quả. Ông Vi Kiến Thành nêu ví dụ một trung tâm lớn ở Hàn Quốc một năm có thể giám định hơn 500 tác phẩm mỹ thuật. Nhà sưu tập Lê Hải Phong cho rằng việc lập hồ sơ họa sĩ cần làm ngay. Ông cũng đề xuất sớm có phương án đào tạo giám định viên-người đó phải làm việc cho Cục, hỗ trợ công tác giám định cho trung tâm. 

Giám định tranh gần như vẫn ở vạch xuất phát, nhưng ông Vi Kiến Thành lạc quan “phải đi thì mới thành đường”. Ông cho biết, trước mắt, Cục duy trì hoạt động của Trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật- nhiếp ảnh cho đến khi có những tổ chức, đơn vị tư nhân đồng hành với nhà nước trong lĩnh vực này. Chừng nào các đơn vị tư nhân đủ sức gánh vác, cơ quan quản lý Nhà nước rút lui. Cục cũng điều chỉnh mức giá giám định nhiếp ảnh thấp hơn mức hiện tại.

Đà Nẵng nhờ giám định 326 bức tranh 

Trung tâm hiện chuẩn bị nhận đợt thẩm định quy mô lớn: UBND Đà Nẵng nhờ giám định 326 tác phẩm của họa sĩ Nhật tặng thành phố. Đây là các tác phẩm hội họa của họa sĩ Việt, do nhà sưu tập Nhật tích góp nhiều năm. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng giống một số trường hợp khác, không nộp hồ sơ theo quy trình của trung tâm, chỉ mời một số chuyên gia và Hội đồng của Trung tâm hỗ trợ đánh giá.

Nguyên Khánh

Tiền phong





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Paris đang trở thành điểm đến của những cuộc cầu hôn

Vào buổi chiều mùa đông xám xịt, một tấm thảm đỏ được trải dọc theo Pont de Bir-Hakeim, cây cầu bắc qua sông Seine ở trung tâm Paris. Những cánh hoa được rải khắp...

Nhà thiết kế Thái Công gây bão mạng khi bán xô đựng đá 70 triệu, bình hoa 235 triệu đồng

Nhà thiết kế nội thất người Đức gốc Việt nổi tiếng trên mạng xã hội với cuộc sống xa hoa, sang trọng, gần đây mở gian hàng TikTok Shop, bày bán các món đồ nội thất...

Công ty Singapore thưởng đồng hồ Rolex, vàng thỏi cho nhân viên

Chi phí tổ chức tiệc của Paradise Group tại Marina Bay Sands Grand Ballroom lên đến 2 triệu USD (47 tỷ đồng).

Đào cổ thụ thuê cả trăm triệu đồng hút khách dịp tết

Những gốc đào cổ thụ, thân bám đầy rêu phong có giá thuê từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng được nhiều người thuê về chơi dịp tết

Gen Z mạnh tay mua hàng xa xỉ

Các chuyên gia nhận định độ tuổi mua hàng xa xỉ sẽ ngày càng được trẻ hóa. Những người từ 15 tuổi đã bắt đầu trở thành khách hàng của các thương hiệu cao cấp.

Ly kỳ hành trình trở về của một kiệt tác

Sáng ngày 29/11/1985, một cặp đôi bước vào Bảo tàng Nghệ thuật của Đại học Arizona ở Tucson, Arizona. Trong vòng vài phút, “Woman-Ocher” - bức tranh của họa sĩ...

Ai khiến thị trường đồng hồ xa xỉ cũ bùng nổ

Millennials và Gen Z góp phần giúp thị trường đồng hồ cũ bùng nổ. Họ tìm kiếm các sản phẩm có mức giá hợp lý.

Bộ sưu tập tranh của cố đồng sáng lập Microsoft được bán với giá 1 tỷ USD

Các tác phẩm nghệ thuật nằm do cố đồng sáng lập của Microsoft, Paul Allen, đang được đưa ra bán với giá 1 tỷ USD để dành cho hoạt động từ thiện. Đây có thể là cuộc...

Giá đồng hồ Rolex chạm đáy

Các thiết bị đã qua sử dụng từ Rolex, Patek Philippe tiếp tục giảm. Những dấu hiệu này cho thấy thị trường đang hạ nhiệt.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98