Kỷ nguyên mới về tăng trưởng của Phát Đạt

07/07/2019 09:00
07-07-2019 09:00:00+07:00

Kỷ nguyên mới về tăng trưởng của Phát Đạt

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) vừa công bố định hướng chiến lược kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính giai đoạn từ năm 2019 - 2023 với điểm nhấn là tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm (CAGR) đạt 38%/năm. Đồng thời, Công ty cũng đặt mục tiêu lọt vào Top 5 Nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam vào năm 2023.

Tính đến nay, PDR đã có 15 năm kinh nghiệm phát triển các dự án bất động sản tại TPHCM. Trong năm 2018, doanh thu thuần của Công ty đạt 2,148 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 643 tỷ đồng, tăng tương ứng 61% và 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2019, PDR đẩy mạnh phát triển các dự án bất động sản bên ngoài TPHCM như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Quốc, Bình Dương và Đà Nẵng. Theo đó, PDR dự tính đạt 9,000 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT) từ 4 dự án chính: Phát Đạt Bàu Cả (Quảng Ngãi), Dự án Phân khu số 4 - Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội (Bình Định) và The EverRich 2, The EverRich 3 (TPHCM).

(*) Biểu đồ doanh thu và LNTT năm 2019 các doanh nghiệp trong ngành. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Theo kế hoạch phát triển 5 năm, giai đoạn từ năm 2019 - 2023, PDR dự kiến đạt 4,150 tỷ đồng LNTT vào năm 2023 với tỷ lệ CAGR tăng trưởng 38%/năm và tổng LNTT trong giai đoạn này lên đến 11,850 tỷ đồng. Kế hoạch này được cho là khá táo bạo trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang có những quan ngại về chu kỳ thị trường bất động sản 10 năm, hay những băn khoăn về dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, dự thảo mới quy định đến năm 2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn của các Ngân hàng được sử dụng để cho vay trung dài hạn chỉ còn 30%. Gần như không có nhiều đơn vị niêm yết cùng ngành đưa ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 5 năm với CAGR là 38%/năm trong bối cảnh hiện tại.

Tổng LNTT dự kiến 11,850 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) 38% trong giai đoạn từ năm 2019 – 2023. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Những yếu tố cốt lõi để PDR tự tin với kế hoạch đề ra bao gồm quỹ đất, sự am hiểu thị trường bất động sản và khả năng đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư.

Hiện tại, PDR đang nắm trong tay 420.1 ha đất; trong đó trên 50% là đất đã hoàn tất giải phóng mặt bằng, sẵn sàng để phát triển dự án. Theo đó, đối với các dự án khu dân cư, PDR hoàn toàn có thể giao sổ đỏ (theo từng đợt) cho khách hàng tại thời điểm bán hàng.

Việc chuyển hướng sang đầu tư các dự án bất động sản bên ngoài TPHCM đi kèm với việc nghiên cứu và am hiểm sâu sắc thị trường bất động sản tại các địa phương để có chiến lược phát triển dự án và bán hàng thích hợp. “Trong thời gian qua, có rất nhiều đơn vị, không riêng gì PDR, tập trung phát triển các dự án ngoài TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, không phải đơn vị nào cũng sẽ thành công với việc thay đổi đó”, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc chia sẻ.

Đặc điểm chung của các dự án ngoài TPHCM của PDR là nằm ở các địa phương đang phát triển nhanh về kinh tế và du lịch, có vị trí đắc địa nhưng sản phẩm có giá bán bình quân dưới 3 tỷ đồng, phù hợp với thu nhập của người dân địa phương. Bên cạnh đó, PDR triển khai nhanh các thủ tục pháp lý đồng thời với việc tổ chức thi công tại hiện trường và chuẩn bị bán hàng, cụ thể như: Dự án Phát Đạt Bàu Cả bán hết 90% sản phẩm chỉ trong vòng 3 tháng, dự án Phân khu số 4 thuộc Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội tính từ lúc thắng đấu giá đến lúc hoàn thành cơ sở hạ tầng và sẵn sàng mở bán chỉ “vỏn vẹn” trong vòng 6 tháng.

Yếu tố cuối cùng là khả năng đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư để phát triển dự án. Trong tháng 5 vừa qua, PDR đã nhận khoản hợp tác đầu tư 22.5 triệu USD từ Samty Asia Investments Pte (Công ty thuộc Samty Corporation) và một công ty bất động sản hàng đầu Nhật Bản khác cùng tham gia phát triển các dự án. Đây là thương vụ mà phía Nhật Bản đã hoàn thành tiến trình đầu tư chỉ chưa đầy 6 tháng và cũng là thương vụ có thời gian đàm phán nhanh nhất từ trước đến nay; trái ngược hoàn toàn với việc các công ty Nhật Bản vốn nổi tiếng thận trọng trong mỗi quyết định đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

Không chỉ dừng lại ở đó, thị trường đang dấy lên những đồn đoán xung quanh việc hai quỹ Nhật Bản này có thể tham gia đầu tư vào PDR với tư cách là cổ đông chiến lược trong thời gian tới. Đây được cho là lợi thế của PDR trong việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển dự án, đặc biệt trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường truyền thống là các ngân hàng đang dần bị hạn chế. Điều này cũng là một minh chứng rõ ràng cho việc PDR đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu của các Nhà đầu tư ngoại quốc khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BETA lên kế hoạch tăng trưởng mạnh

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán BETA đã diễn ra vào ngày 20/06, thông qua kế hoạch mang về 43 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 7 tỷ đồng lãi trước thuế...

Giám đốc CLL: Điều chỉnh mô hình kinh doanh để thích nghi biến động thị trường

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hôm 20/06, lãnh đạo CTCP Cảng Cát Lái (HOSE: CLL) cho biết nhiều kế hoạch mở rộng đang chững lại do vướng mắc thủ tục, trong bối cảnh...

APS rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, chưa có kế hoạch tăng vốn, "hẹn" cổ tức đến năm 2026

Sau hai lần tổ chức bất thành, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã được tổ chức thành công với các câu chuyện “nóng”...

Vinatex lãi gần 556 tỷ đồng nửa đầu 2025, chưa vội chuyển sàn niêm yết

Dù thị trường dệt may toàn cầu còn nhiều bất định, Vinatex vẫn ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 556 tỷ đồng. Song song đó...

TNT “vô tình” ẩn lô đất gần 51 tỷ đồng đấu giá được trong BCTC quý 1

Trong công bố thông tin ngày 20/06, CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT) cho biết đã phát hiện sai sót cần đính chính, bổ sung tại BCTC hợp nhất quý 1/2025 liên quan đến...

Chủ tịch SGN: "Vietjet tự phục vụ, chúng tôi mất 40% doanh thu và 20% lợi nhuận"

Sáng ngày 20/06, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS, HOSE: SGN) diễn ra trong bối cảnh công ty vừa mất đi một khách hàng quan trọng và...

Vi phạm nhiều quy định công bố thông tin, DDG bị phạt 370 triệu đồng 

Ngày 19/06, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG) với tổng tiền phạt là 370...

Vi phạm công bố thông tin, TEG bị phạt 240 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HOSE: TEG) 240 triệu...

HTG tiếp tục bị xử phạt thuế, đóng cửa nhà máy Hòa Quý, giá cổ phiếu liên tục điều chỉnh

Sau khi bị xử phạt thuế GTGT hồi tháng 5, HTG tiếp tục nhận quyết định truy thu và phạt thuế TNDN gần 825 triệu đồng. Trên sàn, cổ phiếu HTG giảm sâu trong ngắn...

ĐHĐCĐ TCO Holdings: Giữ chiến lược "đi từng bước chắc chắn" trong ngành gạo

Trong bối cảnh giá gạo bước vào chu kỳ giảm sâu và thị trường xuất khẩu đối mặt nhiều biến động, CTCP TCO Holdings (HOSE: TCO) vẫn kiên định với chiến lược tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98