Mỹ cho phép bán một số hàng hóa cho Huawei

10/07/2019 10:10
10-07-2019 10:10:58+07:00

Mỹ cho phép bán một số hàng hóa cho Huawei

Chính phủ Mỹ sẽ cấp giấy phép cho các công ty muốn bán hàng cho “gã khổng lồ” viễn thông Huawei của Trung Quốc, nhưng chỉ với những mặt hàng không gây ra mối đe dọa tới an ninh quốc gia, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết trong ngày thứ Ba (09/07). Điều này khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về những sản phẩm nào sẽ được cho phép.

Với mong muốn nối lại đàm phán với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trong tháng trước rằng các công ty Mỹ được phép bán hàng cho Huawei, công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Những nhận định của ông Trump được đưa ra sau khi Mỹ thêm Huawei vào danh sách đen về thương mại trong tháng 5/2019 vì lý do an ninh quốc gia. Những bộ phận và linh kiện của Mỹ thường không được bán cho những công ty có trong danh sách đen khi chưa có giấy phép đặc biệt từ Chính phủ.

Trong lúc các nhà sản xuất chip của Mỹ hoan nghênh tuyên bố của ông Trump, nhiều quan chức Chính phủ Mỹ lại tỏ ra bối rối về chính sách mới.

Phát biểu tại một hội nghị ở Washington, ông Ross xác nhận Huawei vẫn nằm trong danh sách đen (tức phải có giấy phép nếu muốn tiếp tục bán hàng cho Huawei) và cho biết những hàng hóa đòi hỏi có giấy phép vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, ông để ngỏ khả năng cấp giấy phép cho một số mặt hàng.

“Để triển khai chỉ thị của Tổng thống Mỹ tại cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 từ 2 tuần trước, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép cho những mặt hàng không tạo ra mối đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ”, ông Ross cho biết. “Trong phạm vi đó, chúng tôi sẽ cố đảm bảo rằng chúng tôi không chuyển doanh thu từ các công ty Mỹ sang công ty nước ngoài”.

Sau khi Huawei bị thêm vào danh sách đen, ngành thiết bị bán dẫn đã vận động hành lang với Chính phủ Mỹ để được cho phép bán những mặt hàng không nhạy cảm mà Huawei có thể dễ dàng mua ở nước ngoài. Họ cho rằng một lệnh cấm toàn diện sẽ gây thiệt hại cho các công ty Mỹ.

Những chuyên gia quan sát ngành cho biết nhận định của ông Ross thiếu sự rõ ràng.

“Chính sách thực tế về những gì không gây nguy hiểm cho an ninh Mỹ vẫn chưa rõ ràng”, Doug Jacobson, Luật sư thương mại tại Washington, cho hay. “Cách duy nhất để ngành có thể xác định nhận định trên là nộp đơn đăng ký giấy phép và rồi họ sẽ biết những dạng hàng hóa nào được cho phép và những mặt hàng nào bị từ chối”.

Trong khi đó, tại một sự kiện do CNBC tổ chức, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết việc nới lỏng ràng buộc đối với Huawei có thể hỗ trợ cho “gã khổng lồ” công nghệ này, nhưng chỉ duy trì trong một khoảng thời gian giới hạn.

Ông cho biết việc Chính phủ Mỹ mua linh kiện, bộ phận hoặc hệ thống từ Huawei vẫn sẽ bị cấm, cũng như những giao dịch có liên quan tới 5G. Tuy vậy, những yêu cầu đối với việc xin giấy phép đã được nới lỏng cho những mặt hàng không gây nguy hại tới an ninh quốc gia.

Điều này có nghĩa một số công ty sản xuất chip sẽ được phép bán cho Huawei những mặt hàng đã có sẵn trên thị trường toàn cầu, bao gồm từ những nhà cung ứng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, ông nói.

“Chúng tôi chỉ nới lỏng lệnh cấm trong một khoảng thời gian giới hạn”, ông Kudlow cho biết.

Phát biểu tại cùng sự kiện với ông Ross, Nazak Nikakhtar – Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ – cho biết Bộ Thương mại hy vọng sẽ sớm có quyết định về những yêu cầu cấp giấy phép xuất khẩu từ những công ty muốn bán hàng cho Huawei.

Trước đây, Mỹ cáo buộc Huawei đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

Mỹ cũng vận động hành lang để thuyết phục các đồng minh ngăn Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng viễn thông 5G, với lý do lo ngại công ty có thể theo dõi khách hàng. Huawei đã bác bỏ cáo buộc này.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98