Ông Trump than phiền Trung Quốc không giữ lời hứa và lợi dụng nước Mỹ

31/07/2019 10:07
31-07-2019 10:07:34+07:00

Ông Trump than phiền Trung Quốc không giữ lời hứa và lợi dụng nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump lại buông lời chỉ trích Trung Quốc vì ông cho rằng họ không sẵn lòng mua nông sản Mỹ và tiếp tục “lợi dụng” nước Mỹ, ngay khi cả hai quốc gia đàm phán trực tiếp ở Thượng Hải sau 3 tháng đình trệ.

“Trung Quốc đang làm rất tệ, năm tệ nhất trong 27 năm qua. Lẽ ra họ phải bắt đầu mua nông sản từ chúng tôi tại thời điểm này. Cho đến nay, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy họ đang làm vậy”, ông Trump cho biết trên Twitter. “Đó là vấn đề với Trung Quốc, họ không hiểu điều đó”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Rời khỏi Nhà Trắng để đến Jamestown (Virginia), ông Trump nói với các phóng viên: “Chúng tôi sẽ tạo một thỏa thuận vĩ đại hoặc chẳng có thỏa thuận nào”.

Sau đó trong ngày thứ Ba (30/07), Tổng thống Mỹ cho biết ông đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà không đề cập chi tiết đến thời điểm và vấn đề được trao đổi.

Ông Trump cho biết Bắc Kinh sẵn lòng nhượng bộ trong các cuộc đàm phán nhưng Tổng thống Mỹ không chắc liệu ông có chấp nhận những bước nhượng bộ đó hay không và quyết định tiến tới thỏa thuận đều nằm trong tay ông chứ không phải phía Trung Quốc.

Ngay sau đó, truyền thông Nhà nước Trung Quốc lên tiếng phủ nhận những nhận định của ông Trump. Trung Quốc không có lý do gì để lợi dụng nước Mỹ và chưa hề làm vậy, Nhân Dân nhật báo – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cho biết trong một bài bình luận. Mỹ dường như đã quên rằng họ cam kết “nối lại đàm phán trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, thay vào đó, họ chỉ đe dọa với mong muốn Trung Quốc nhượng bộ - một chiến thuật rồi cũng dẫn đến thất bại ê chề, trích từ bài đăng.

Chứng khoán Mỹ giảm sau khi ông Trump chỉ trích Trung Quốc và S&P 500 giảm hai phiên liên tiếp.

Ông Trump cho biết Mỹ đang ở thế thượng phong và cảnh báo nếu ông tái đắc cử trong năm 2020, Trung Quốc sẽ đối mặt với thỏa thuận còn khó khăn hơn bội phần. Tổng thống Mỹ cho biết “họ luôn thay đổi thỏa thuận vào những giây phút cuối để tạo lợi ích cho họ”, đồng thời nói thêm “họ có lẽ đợi bầu cử xong xuôi để xem một trong những đảng viên Dân chủ cứng nhắc như ông Joe Buồn ngủ (Sleepy Joe – ý muốn nói đến cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden) đắc cử hay không”.

Thị trường tài chính Mỹ đang ngóng chờ diễn biến đàm phán thương mại Mỹ-Trung và kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư (31/07). Fed được dự báo sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên trong 1 thập kỷ, một phần do những lo ngại về chiến tranh thương mại đang làm chậm lại hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Phái đoàn Mỹ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã đặt chân đến Thượng Hải để bắt đầu vòng đàm phán mới với những người đồng cấp Trung Quốc. Các chuyên gia Mỹ tham dự buổi ăn tối tại Khách sạn Fairmont Peace vào đêm thứ Ba (30/07) và các cuộc đàm phán dự kiến tiếp tục trong ngày thứ Tư (31/07).

Kỳ vọng xảy ra bước đột phá trong các cuộc đàm phán vẫn còn thấp. Hai bên còn xa cách hơn so với thời điểm 3 tháng trước khi các cuộc đàm phán đổ vỡ và bên này cứ đổ lỗi cho bên kia. Trung Quốc đang thúc giục Mỹ thỏa hiệp trong cuộc đàm phán, trong khi đó giới báo chí Nhà nước Trung Quốc cho rằng Mỹ nên có qua có lại.

Các cuộc đàm phán ở Thượng Hải có thể góp phần xác định xem liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán dựa trên văn bản thỏa thuận phác thảo đã nhất trí hồi đầu tháng 5/2019 hay sẽ câu giờ đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, hoặc họ sẽ đưa ra đề xuất khác, Michael Pillsbury, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson, cho biết ở Washington ngày thứ Ba (30/07). “Họ thực sự rất phân vân”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98