Phái đoàn thương mại Mỹ đến Trung Quốc để đàm phán trực tiếp vào ngày 29/07

24/07/2019 10:23
24-07-2019 10:23:39+07:00

Phái đoàn thương mại Mỹ đến Trung Quốc để đàm phán trực tiếp vào ngày 29/07

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và các quan chức cấp cao của Mỹ dự kiến đến Trung Quốc vào thứ Hai tuần tới (29/07) để tổ chức cuộc đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên kể từ khi đàm phán đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019.

Ông Lighthizer và một nhóm nhỏ sẽ ở Thượng Hải đến ngày thứ Tư (31/07), dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg. Cuộc họp sẽ bao gồm nhiều vấn đề còn vướng mắt và không có khả năng xuất hiện bước đột phá lớn, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

Vào cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 và tuyên bố tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại để nối lại đàm phán. Kể từ đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và ông Lighthizer đã điện đàm với những người đồng cấp phía Trung Quốc.

Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, Trung Quốc yêu cầu tổ chức đàm phán ở Thượng Hải thay vì Bắc Kinh.

Vấn đề cấu trúc

Các quan chức Mỹ đã hạ thấp khả năng tiến tới thỏa thuận chóng vánh với Trung Quốc.

“Khó đánh giá đàm phán sẽ kéo dài bao lâu khi mục tiêu của Tổng thống Mỹ là có một thỏa thuận hợp lý hoặc triển khai hàng rào thuế quan”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với Bloomberg TV vào ngày thứ Ba (23/07). “Điều quan trọng là nếu có một thỏa thuận, đó phải là thỏa thuận hợp lý, thực sự tốt. Đó là mục tiêu quan trọng nhất của ông ấy. Và điều đó quan trọng hơn nhiều so với thời điểm tiến tới thỏa thuận”.

Nguồn tin thân cận cho biết đây là bước đi tích cực về đàm phán nói chung, nhưng lên tiếng cảnh báo hai bên có thể bàn luận sâu rộng về tình hình hiện tại thay vì đàm phán về những vấn đề còn vướng mắt.

Các cuộc đàm phán Mỹ-Trung đã đổ vỡ trong tháng 5/2019 và kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến tới thỏa thuận đình chiến vào cuối tháng trước, tình hình vẫn chưa khá khẩm lên mấy. Vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa hai quốc gia, trong đó Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross lên tiếng cảnh báo các cuộc đàm phán sẽ là “quá trình kéo dài”.

Tiến triển chậm chạp đối với các yêu cầu quan trọng từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Mỹ và Trung Quốc có thực sự quay trở lại bàn đàm phán để giải quyết những vấn đề khó khăn hơn hay không.

Ông Trump lại lên tiếng phàn nàn trong tuần này rằng Trung Quốc không mua một lượng lớn nông sản Mỹ như đã hứa (theo lời ông Trump). Trong khi đó, không có sự cải thiện nào trong cách Mỹ đối xử với “gã khổng lồ” viễn thông Huawei Technologies – yêu cầu chính của Trung Quốc.

Khi xung đột tiếp diễn, việc tiến tới một thỏa thuận thương mại toàn diện khi ông Trump đang trong chiến dịch tái tranh cử cho năm 2020 dường như là mục tiêu xa vời, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Ngoài những cách hiểu khác nhau về những gì đã được thỏa thuận khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Osaka (Nhật Bản) vào cuối tháng 6/2019, các quốc gia phải quyết định có nên tiếp tục đàm phán dựa trên dự thảo thỏa thuận đã sụp đổ vào tháng 5/2019 hay đàm phán lại từ đầu.

Có sự khác biệt rõ ràng về cách hai bên nhìn nhận về những gì đã nhất trí tại cuộc gặp Trump-Tập. Ông Trump khoe khoang trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ông Tập rằng Trung Quốc đã đồng ý mua số lượng lớn hàng hóa nông sản Mỹ. Nhưng một thành viên của phái đoàn Trung Quốc đã nói với phái đoàn Mỹ rằng Bắc Kinh không nhượng bộ về nông nghiệp như những gì ông Trump tuyên bố, dựa trên nguồn tin thân cận.

Theo nguồn tin này, Bắc Kinh muốn thấy chính quyền Trump cấp giấy phép đặc biệt cho các nhà cung ứng Mỹ để tiếp tục giao hàng cho Huawei trước khi mua thêm nông sản từ Mỹ.

Các nhà đàm phán thương mại

Đây sẽ là cuộc đàm phán lần đầu tiên mà Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan tham gia vào nhóm đàm phán cốt lõi, trong đó phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn dắt.

Ông Zhong được xem là người có quan điểm còn cứng rắn hơn cả ông Lưu và một số nhà quan sát cho rằng ông được thêm vào cuộc đàm phán để thể hiện quan điểm “diều hâu” hơn tại bàn đàm phán. Ông Zhong là một quan chức được nhiều quan chức Mỹ biết đến. Ông Lighthizer đã vài lần gặp ông Zhong trong 2 năm qua tại các cuộc họp quốc tế như hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Trong ngày thứ Hai (22/07), ông Trump và các quan chức Nhà Trắng cấp cao, bao gồm ông Mnuchin và ông Lighthizer, đã gặp giám đốc của các công ty công nghệ Mỹ để bàn về lệnh cấm với Huawei.

Trong ngày thứ Ba (23/07), Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow nói với các phóng viên rằng cuộc họp khá tích cực và xem đây là một lý do mà ông lạc quan cho rằng các cuộc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc có thể sớm nối lại.

Xung đột về góc nhìn

Tuy nhiên, Bloomberg dẫn lại nguồn tin cho biết Trung Quốc sẽ không mua nông sản số lượng lớn cho đến khi họ thấy tiến triển cụ thể trong các cuộc đàm phán. Kể từ khi cuộc đàm phán đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải đáp ứng ba điều kiện: Loại bỏ tất cả thuế quan, đưa ra mục tiêu mua hàng thực tế, sự cân bằng và bình đẳng hợp lý cho hai bên.

Họ cũng đã yêu cầu nới lỏng lệnh cấm cho Huawei và các công ty Trung Quốc khác. Khi được hỏi tuần trước về nhận định của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross rằng Huawei vẫn nằm trong danh sách đen nhưng các công ty Mỹ có thể xin giấy phép để tiếp tục bán hàng cho Huawei, Bộ Thương mại Trung Quốc đã thúc Mỹ thay đổi quan điểm.

“Chúng tôi nhận thấy rằng Huawei và các thực thể khác của Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách đen của Mỹ và vẫn chịu sự kiểm soát về xuất khẩu”, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc, Gao Feng, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh. “Chúng tôi kêu gọi Mỹ thực sự thực hiện các cam kết và ngăn chặn việc sử dụng sai lầm quyền lực Nhà nước để đàn áp các công ty Trung Quốc càng sớm càng tốt”.

Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin kêu gọi nhiều giám đốc điều hành của Mỹ tìm cách xin giấy phép để tiếp tục cung ứng hàng hóa cho Huawei, dựa trên nguồn tin thân cận. Ông Mnuchin nói với các giám đốc điều hành rằng họ cần nộp đơn đăng ký để Bộ Thương mại Mỹ có thể phê duyệt chúng.

Bên cạnh vấn đề về nông nghiệp và Huawei, hai bên còn khá xa cách về những vấn đề quan trọng như việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc cải cách cấu trúc nền kinh tế và Bắc Kinh kêu gọi Mỹ dẹp bỏ hết hàng rào thuế quan hiện tại.

Tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại buông lời đe dọa rằng ông có thể áp thêm thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu ông muốn, mặc dù mới tiến tới thỏa thuận đình chiến thuế quan cách đây chưa lâu.

“Chúng tôi có chặng đường dài để đi về hàng rào thuế quan – một điều khiến Trung Quốc lo ngại. Chúng tôi vẫn còn tới 325 tỷ USD hàng hóa có thể làm mục tiêu áp thuế nếu chúng tôi muốn”, ông Trump nói. “Vì vậy, chúng tôi đang trao đổi với Trung Quốc về một thỏa thuận, nhưng tôi ước họ không phá vỡ thỏa thuận mà chúng tôi từng có”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98