Xuất khẩu rau quả đầu năm tăng nhẹ

09/07/2019 10:09
09-07-2019 10:09:43+07:00

Xuất khẩu rau quả đầu năm tăng nhẹ

Trong khi kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như thuỷ sản, cà phê, điều, gạo... đều giảm thì kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả lại tăng. Theo ước tính, xuất khẩu rau quả từ đầu năm đến hết tháng 6/2019 ước đạt 2,08 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu rau quả đầu năm tăng nhẹ
Ảnh minh họa

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 72,6%, với 1,28 tỷ USD, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2018.

Đứng sau thị trường Trung Quốc là thị trường EU đạt 60,16 triệu USD, chiếm 3,4%, tăng mạnh 39,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp theo là thị trường các nước Đông Nam Á, 5 tháng đầu năm 2019 đạt 59,08 triệu USD, mặc dù giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ ba.

Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14,8%, đạt 58,46 triệu USD, chiếm 3,3%; xuất sang Hàn Quốc cũng tăng 18,8% so với cùng kỳ, đạt 55,29 triệu USD, chiếm 3,1%. 

Ngoài ra, một số thị trường tuy kim ngạch không lớn nhưng tăng mạnh (trên 100%) trong 5 tháng đầu năm như Indonesia tăng 304,4%, đạt 1,09 triệu USD; Italia tăng 257,9%, đạt 5,57 triệu USD; Lào tăng 185,3%, đạt 10,24 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu rau quả bị sụt giảm mạnh ở một số thị trường như Campuchia giảm 45,5%, đạt 0,96 triệu USD; Nga giảm 24,9%, đạt 11 triệu USD; Malaysia giảm 43%, đạt 13,46 triệu USD.

Trong các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. 

Đến nay đã có 8 loại trái cây tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm. Hiện Việt Nam đang đàm phán với Trung Quốc đưa thêm một số trái cây như sầu riêng, bưởi, na, roi, dừa, chanh leo... vào thị trường này trong thời gian tới.

Trước đây, rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, rất bấp bênh. Song thời gian gần đây, Trung Quốc đã siết chặt đường biên mậu nên việc xuất khẩu tiểu ngạch gặp nhiều khó khăn. Đổi lại, phía bạn đang mở rộng cửa, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu nông sản theo đường chính ngạch khi giảm thuế từ 17% trước đây còn 3% - 4% hiện nay.

Theo các chuyên gia, động thái này của Trung Quốc nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây bằng con đường chính ngạch; tuy nhiên, để xuất khẩu được theo đường chính ngạch thì trái cây Việt Nam đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc.

Theo đó, các nhà xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc cần chú ý 3 điểm trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc của hải quan nước này.

Thứ nhất, dưa hấu Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể sử dụng cách dán tem có mã truy xuất nguồn gốc lên trái dưa hoặc đóng dưa bằng bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động lựa chọn sử dụng bao bì thùng giấy hoặc tem nhãn dán lên trái cây; chủ động chọn đơn vị in tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Hiện đã có 41 doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng với Tập đoàn Trung Kiểm (CCIC) là đơn vị có năng lực cung cấp lượng lớn tem nhãn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, từ 1/5/2019, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện thêm một số quy định mới đối với một số loại trái cây Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, đối với dưa hấu, không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan; yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái; đối với mít, yêu cầu dùng giấy dai Kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc; đối với chuối, yêu cầu bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc); đối với vải thiều, phải đóng gói trong thùng xốp có in tem chìm.

Điều đáng lưu ý là, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đang tồn tại một số vấn đề như hiện tượng làm giả chứng nhận, mở đơn hàng, tờ khai giả; vi phạm tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản. 

 Riêng việc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng, trong năm 2018, Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) nhập khẩu 1,53 triệu tấn trái cây Việt Nam, trong đó phát hiện 140 lô (chủ yếu là nhãn, chuối, chôm chôm) có sinh vật gây hại, không đạt tiêu chuẩn. Cũng trong năm 2018, Nam Ninh nhập khẩu 1,19 triệu tấn tinh bột sắn Việt Nam, phát hiện 3 lô không đạt tiêu chuẩn do có hàm lượng chì vượt mức cho phép. 

Ngoài ra, phía Trung Quốc còn phát hiện hàng nước thứ ba mượn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào Trung Quốc. Cụ thể, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện ớt nhập khẩu Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ, trong khi Ấn Độ chưa được phê chuẩn xuất khẩu ớt vào Trung Quốc...

Khôi Nguyên

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98