Ba phương án huy động 4,7 tỷ USD xây sân bay Long Thành

03/08/2019 08:11
03-08-2019 08:11:34+07:00

Ba phương án huy động 4,7 tỷ USD xây sân bay Long Thành

Vay vốn ODA, giao ACV đầu tư và hợp đồng BOT là ba phương án để xây sân bay lớn nhất Việt Nam trong 6 năm tới.

Trong tháng 7, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu khả thi cảng hàng không quốc tế Long Thành và đề xuất ba phương án đầu tư sân bay này.

Phương án đầu tiên là nhà đầu tư khai thác sân bay sử dụng vốn vay ODA. Cách làm này giúp nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay rẻ hơn, nhưng hiện nay chỉ có thể tiếp cận được vốn ODA của Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua việc Chính phủ đi vay, rồi cho doanh nghiệp vay lại. Nhược điểm của phương án này là sẽ làm tăng nợ công và phải sử dụng tư vấn, nhà thầu xây lắp của nước cho vay.

Phương án tiếp theo, giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư bằng vốn doanh nghiệp. Với lợi thế là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 95% cổ phần và đang quản lý 21 cảng hàng không trên cả nước, việc ACV đầu tư sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được tài sản chiến lược của quốc gia, chủ động điều hành, đảm bảo an toàn, an ninh. Phương án này không làm tăng nợ công do không sử dụng vốn ODA và dự án có thể triển khai ngay công tác thiết kế kỹ thuật để khởi công đầu năm 2021, hoàn thành vào năm 2025.

Phương án thứ ba là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, khai thác cảng bằng vốn doanh nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT. Ưu điểm của phương án này là không làm tăng nợ công do không sử dụng vốn ODA và Nhà nước có nguồn thu từ việc khai thác tài sản sau khi hết thời hạn hợp đồng BOT. 

Việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu được đánh giá là đảm bảo công bằng, minh bạch và tạo cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp có năng lực. Tuy nhiên, việc đấu thầu chọn nhà đầu tư sẽ khiến dự án chậm khoảng 18 tháng, khó hoàn thành vào năm 2025.

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: ACV

Theo ông Đỗ Tất Bình - Phó tổng giám đốc ACV, việc đơn vị này làm chủ đầu tư sân bay Long Thành theo phương án 2 sẽ có nhiều ưu điểm. Về pháp lý, các tổ chức hàng không quốc tế đã khuyến cáo một nhà ga nên giao cho một nhà khai thác để đảm bảo đồng bộ thông suốt. ACV đã là nhà quản lý 21 cảng hàng không trong cả nước, là công ty cổ phần với 95,4% vốn Nhà nước, trong khi đó Long Thành là nhà ga lớn nhất trong mạng lưới sân bay trong cả nước thì việc ACV đầu tư và quản lý cảng hàng không này sẽ tạo kết nối đồng bộ với các sân bay khác. 

Ông Bình cũng khẳng định, ACV có bộ máy quản lý khai thác sân bay chuyên nghiệp và đơn vị cam kết thu xếp tài chính tốt nhất bằng vốn doanh nghiệp. Hiện ACV đã tích lũy được hơn 24.000 tỷ đồng và tiếp tục tích lũy trong giai đoạn 2019-2025, dự kiến sẽ cân đối được 1,5 tỷ USD để thực hiện dự án sân bay Long Thành. ACV sẽ chỉ vay một phần hoặc phối hợp với đối tác khác để đầu tư các hạng mục.

"Chúng tôi có thể đầu tư cả khu bay, đường kết nối sân bay và nhà ga để đảm bảo tính đồng bộ cho sân bay, đạt tiến độ khai thác", ông Đỗ Tất Bình nói. 

Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ Giao thông cũng kiến nghị Thủ tướng, Hội đồng thẩm định Nhà nước lựa chọn phương án mà ACV đề xuất, để có thể khởi công công trình vào đầu năm 2021 và hoàn thành trong năm 2025 như nghị quyết Quốc hội.  

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, mặc dù ACV chưa thực hiện dự án nào có quy mô tương tự sân bay Long Thành, nhưng đơn vị này đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án riêng lẻ như xây dựng đường cất hạ cánh tại sân bay Phú Quốc, Cần Thơ; đầu tư sân đỗ tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; đầu tư nhà ga mới tại T2 Nội Bài, T2 Tân Sơn Nhất...

Nhược điểm của việc giao ACV đầu tư khai thác sân bay Long Thành là các quy định của Luật Đấu thầu buộc dự án này phải đưa ra đấu thầu quốc tế. Hiện nay Quốc hội mới có thẩm quyền giao ACV trực tiếp đầu tư, khai thác cảng hàng không Long Thành mà không qua đấu thầu. Ngoài ra, phương án này có thể gây rủi ro tài chính cho đơn vị quản lý cảng trong trường hợp sân bay thực tế khai thác không được như tính toán của phương án tài chính.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nêu một hướng khác là giao ACV thành lập doanh nghiệp mới với tỷ lệ vốn chi phối của ACV để đầu tư, khai thác sân bay Long Thành. 

Bình luận về ba phương án đầu tư mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thời gian qua phương án vay vốn ODA đã bộc lộ kém hiệu quả, không chỉ làm tăng nợ công mà kèm theo nhiều ràng buộc khiến chi phí dự án đội lên, do vậy Chính phủ không nên lựa chọn hình thức đầu tư này.

Theo ông Long, phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là hiệu quả, minh bạch nhất, cần được áp dụng tại các dự án lớn như sân bay quốc tế Long Thành; tuy nhiên, cơ quan nhà nước cần quy định hợp đồng chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình, không đội giá. Chuyên gia này đề nghị xem xét kỹ phương án giao cho ACV làm chủ đầu tư xây dựng sân bay vì không có sự cạnh tranh.

"Chúng ta có thể đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, không nên vì lý do thời gian gấp rút mà phải chỉ định thầu", ông Ngô Trí Long nêu quan điểm.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay Long Thành, giai đoạn 1 sẽ đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm, nhà ga hành khách 1,2 triệu tấn hàng hóa. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn một là 111.922 tỷ đồng (4,7 tỷ USD), dự kiến năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

Giữa năm 2018, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã ký hợp đồng với tư vấn JFV (liên danh nhà thầu Nhật - Pháp - Việt) để thực hiện gói thầu tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn một.

Anh Duy

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điều chỉnh quy hoạch TPHCM: Phát triển chung cư cao tầng chiếm tỷ trọng lớn

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 xác định phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới;...

KCN Tây Bắc Hồ Xá của Quang Anh Quảng Trị nâng vốn lên hơn ngàn tỷ, gia hạn tiến độ

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công...

Đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hơn 18 ngàn tỷ theo hình thức PPP

Lâm Đồng phê duyệt cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư hơn 18 ngàn tỷ đồng, với kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông Quốc lộ 20 và tạo đà...

Chân dung doanh nghiệp đề xuất đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam hơn 45 ngàn tỷ

Vidifi mới đây gửi đề xuất lên Chính phủ về việc đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam phía Bắc theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Vidifi - chủ đầu tư tuyến...

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp có đô thị mới rộng 2,900ha?

Chiều 03/06, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Đô thị mới Phước Hải, huyện Long Đất...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải đáp về phương án bỏ giấy phép xây dựng nhà ở

Đại diện từ Bộ Xây dựng nói rằng quan điểm Bộ là tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Thái Nguyên tìm nhà đầu tư cho khu công nghệ thông tin tập trung 3.5 ngàn tỷ

Dự án khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có diện tích gần 198ha, tổng mức đầu tư 3,500 tỷ đồng, được quy hoạch tại phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên và xã Nga...

Bộ Xây dựng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Bộ Xây dựng yêu cầu cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc các công...

Mở rộng sân bay Phú Quốc: Chính phủ giao tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ giao UBND tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư trong nước và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc bảo đảm phù hợp với...

Bình Định duyệt chi hơn 3.2 ngàn tỷ làm đường băng số 2 sân bay Phù Cát

UBND tỉnh Bình Định có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98