Biên lãi gộp dần phục hồi, lãi ròng quý 2 nhiều doanh nghiệp thép vẫn giảm mạnh

07/08/2019 13:06
07-08-2019 13:06:21+07:00

Biên lãi gộp dần phục hồi, lãi ròng quý 2 nhiều doanh nghiệp thép vẫn giảm mạnh

So với cùng kỳ, lãi ròng quý 2/2019 của phần lớn doanh nghiệp thép niêm yết chịu tỷ lệ suy giảm hai con số. Dù vậy, thực tế là biên lợi nhuận gộp của nhóm này đang trong xu hướng cải thiện kể từ “vùng đáy” cuối 2018 - đầu 2019.

Nhóm doanh nghiệp thép niêm yết đã lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019. Trong số đó, 7 đơn vị có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, xếp theo tỷ lệ tăng trưởng từ cao xuống thấp là: KKC, TTB, TNA, MEL, HMC, VPG và ông lớn HPG.

Lợi nhuận suy giảm là mẫu số chung của hầu hết doanh nghiệp thép niêm yết trong quý 2. Cùng với xu hướng bảo hộ thương mại của các quốc gia và sự chững lại của thị trường xây dựng nội địa, việc giá nguyên liệu tăng đột biến càng thêm phần thử thách vào môi trường kinh doanh của ngành. “Chưa khi nào ngành thép thế giới và Việt Nam gặp khó khăn như vậy. Giá quặng sắt vượt 120 USD/tấn, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước”, lãnh đạo Hòa Phát (HOSE: HPG) chia sẻ trong buổi gặp mặt nhà đầu tư cuối tháng 7 vừa qua.

Đối với chỉ tiêu lợi nhuận ròng, chỉ có 4 doanh nghiệp thép niêm yết đạt tăng trưởng so với cùng kỳ là HSG, TTB, NKGVGS. Trong đó, Hoa Sen (HOSE: HSG) dẫn đầu với lãi ròng quý 3 niên độ tài chính (NĐTC) 2018-2019 tăng trưởng đến 94% so với niên độ cùng kỳ.

Doanh thu và lãi ròng của doanh nghiệp thép niêm yết
Đvt: Tỷ đồng
*Quý 2/2019 tương ứng với quý 3 NĐTC 2018-2019 của HSG.
Nguồn: VietstockFinance

Thép Nam Kim (HOSE: NKG) cũng là trường hợp đáng chú ý trong nhóm công ty có lãi ròng tăng trưởng. Thực tế, nguồn thu nhập khác, nhiều khả năng là từ chuyển nhượng các dự án, đã giúp ông lớn tôn mạ này ”lật kèo” mặc dù lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 8 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 116 tỷ đồng). Đồng thời, thị trường quan tâm đến NKG còn là vì cái bắt tay với Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) - một tên tuổi khác trong ngành với hoạt động chính là thương mại, gia công.

Nhắc đến SMC, lãi ròng quý 2/2019 của doanh nghiệp này sụt giảm 53% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng với nguồn vốn thu được từ việc chuyển nhượng công ty con tại Hà Nội (chưa ghi nhận trong BCTC quý 2 này), SMC dự kiến xây dựng nhà máy mới tại Đà Nẵng và tăng đầu tư vào khu vực miền Nam thông qua rót thêm vốn vào công ty con và tăng sở hữu tại NKG.

Một trường hợp đáng nhắc đến là Thép DANA - Ý (HNX: DNY), bị buộc dừng sản xuất vì những lùm xùm xoay quanh vấn đề môi trường, doanh nghiệp này báo lỗ ròng gần 115 tỷ đồng trong quý 2/2019, khoản lỗ lớn nhất kể từ ngày cổ phiếu niêm yết vào năm 2010.

Không nằm trong nhóm doanh nghiệp niêm yết, “anh cả” Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (UPCoM: TVN) đạt doanh thu thuần xấp xỉ 5,902 tỷ đồng trong quý 2/2019, giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Công ty lãi ròng gần 275 tỷ đồng, giảm khoảng 13% dù ghi nhận doanh thu tài chính lên đến hơn 167 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua, gấp gần 5 lần cùng kỳ.

Trở lại với bức tranh tổng thể, một thực tế là biên lợi nhuận gộp của nhóm doanh nghiệp thép niêm yết nói chung đang trong xu hướng nhích dần lên, kể từ lúc chạm đáy vào cuối 2018 - đầu 2019.

Trong đó, dù biên lãi gộp sụt giảm đáng kể từ mức đỉnh, HPG vẫn chễm chệ ngôi đầu.

Đáng chú ý, một doanh nghiệp nhỏ là Việt Phát (HOSE: VPG) vươn lên mạnh mẽ trong “bảng xếp hạng” biên lãi gộp ngành thép. Đây là đơn vị chuyên kinh doanh các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép là quặng sắt và than cốc.

Bám đuổi HPG và VPG, ở vị trí thứ ba là HSG. Theo chia sẻ từ phía HSG, biên lãi gộp của ông lớn tôn mạ này cải thiện đáng kể là kết quả của việc Công ty chủ động tái cơ cấu, dành sự tập trung vào các thị trường và mặt hàng có biên lợi nhuận cao hơn.

Sâu hơn về tình hình hoạt động, phía HSG chia sẻ rằng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể nhờ tái cấu trúc hệ thống quản lý và hệ thống phân phối. Cùng với đó, chi phí tài chính đang giảm dần qua từng quý, nhờ Công ty tăng cường quản lý hàng tồn kho. Vào thời điểm cuối quý 3 NĐTC 2018-2019, HSG ghi nhận gần 4,923 tỷ đồng hàng tồn kho, giảm gần 25% so với đầu niên độ; đồng thời, dư nợ vay ngắn hạn giảm 29%, xuống còn khoảng 7,723 tỷ đồng.

Xét trong nửa đầu năm 2019, ngoài HSG chỉ có thêm TNA và KMT là đều có hàng tồn kho và dư nợ vay ngắn hạn giảm trong kỳ. Thậm chí, có những doanh nghiệp mà số dư tại  2 khoản mục kể trên đều tăng mạnh, như HMC, VGS, VIS, TLH và SMC.

Hàng tồn kho và dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp thép niêm yết
Đvt: Tỷ đồng
*31/12/2018-30/06/2019 tương ứng quý 2-3 NĐTC 2018-2019 của HSG.
Nguồn: VietstockFinance

Theo báo cáo cập nhật ngành thép phát hành giữa tháng 7/2019 của CTCK Rồng Việt (VDSC), hoạt động xây dựng nội địa trong nửa đầu năm 2019 tăng trưởng ở mức 7.85% (thấp hơn so với mức 9.16% trong năm 2018). Điều này ít nhiều ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ thép.

Ngành thép nói chung tăng trưởng tương đương với tốc độ phát triển của ngành xây dựng, dù rằng có sự phân hoá ở từng nhóm sản phẩm. Tăng trưởng bán hàng thép xây dựng theo sát tăng trưởng ngành xây dựng nhất, trong khi tăng trưởng mảng ống thép có phần thấp hơn. Về nhóm tôn mạ, sau một thời gian liên tục tăng công suất đã bắt đầu xuất hiện dư cung, bên cạnh đó tôn mạ Việt Nam cũng gặp nhiều rào cản thương mại khi xuất khẩu.

Về mảng thép cán nóng - HRC, nhà máy Formosa Hà Tĩnh đã sản xuất tổng cộng 2.1 triệu tấn thép HRC trong 6 tháng đầu 2019, tăng 42% so với cùng kỳ, phần lớn được tiêu thụ nội địa. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tôn mạ xuất khẩu, đặc biệt là sau khi Mỹ có quyết định áp thuế hơn 400% lên thép Việt Nam sử dụng thép nền từ Hàn Quốc và Đài Loan. Trong tương lai, VDSC kỳ vọng với khoảng 5 triệu tấn thép HRC từ Formosa Hà Tĩnh và 3.5 triệu tấn từ Hoà Phát Dung Quất (HPG), chuỗi sản xuất tôn mạ nội địa sẽ được khép kín, cải thiện giá trị gia tăng và mở ra cơ hội xuất khẩu tới nhiều thị trường đang áp thuế tự vệ với các nhà sản xuất thép lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Cùng với đó, một biến động đáng quan tâm của ngành thép nội địa là việc Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá lên tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. VDSC đánh giá rằng các doanh nghiệp đầu ngành như HSG và NKG sẽ hưởng lợi từ quyết định này.

Thừa Vân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (15)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ GVR: Nguồn cung mủ cao su thiếu hụt đến 2028, mục tiêu phát triển 2,400MW năng lượng tái tạo

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) nhận định, trong những năm tới, nguồn cung cao su tự nhiên trên thế giới sẽ ngày càng giảm so với...

FPTS nói gì sau sự cố giao dịch trực tuyến sáng 16/06?

Ngày 17/06, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) đã đưa ra báo cáo chi tiết về sự cố giao dịch chứng khoán trực tuyến xảy ra vào sáng 16/06. Nguyên nhân được cho...

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo. Đơn hàng lần này nối tiếp hợp đồng...

Doanh nghiệp nhà ở ồ ạt lấn sân bất động sản khu công nghiệp

Với dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, bất động sản khu công nghiệp trở thành lĩnh vực tiềm năng. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những doanh nghiệp trước...

Đại hội lần 2 của Rạng Đông Holding tiếp tục bất thành, cổ đông đòi tố giác lãnh đạo

Dù đã bước sang lần thứ 2 tổ chức đại hội thường niên, CTCP Rạng Đông Holding (UPCoM: RDP) vẫn không thể tiến hành do tỷ lệ tham dự quá thấp. Ban Lãnh đạo tiếp tục...

TDH dự kiến lãi ròng 2025 hơn 66 tỷ, phát triển mảng hàng gia dụng gắn với doanh nghiệp bất động sản

Dưới thời HĐQT mới, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) đặt mục tiêu năm 2025 đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 235 tỷ đồng (gấp 2.7 lần năm trước) và lãi ròng...

Chủ tịch Bamboo Airways bất ngờ xin từ nhiệm

Trong một động thái bất ngờ, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm. Quyết định này sẽ được đưa ra thảo luận và thông qua tại phiên họp...

Vinataba báo lãi cao nhất 7 năm, lo mất 50% sản lượng vì Luật thuế TTĐB mới

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) báo lãi ròng 1,262 tỷ đồng trong năm 2024, bình quân gần 3.5 tỷ đồng/ngày. Trong khi ngành lãi lớn, người tiêu dùng đang...

ĐHĐCĐ SBS: Tháng 5 đã có lãi trở lại, tích cực tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

Sáng ngày 16/06, CTCP Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần thứ 3. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 cũng như bầu HĐQT...

Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh: Giá phân bón sẽ tăng do ảnh hưởng xung đột từ Trung Đông

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2025, Tổng Giám đốc Phân bón Cà Mau (hay Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) Văn Tiến Thanh đã có những nhận định về tình hình thị trường phân bón thế giới và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98