Cao tốc cho miền Tây, trông về Tiền Giang

06/08/2019 08:12
06-08-2019 08:12:10+07:00

Cao tốc cho miền Tây, trông về Tiền Giang

Sau khi có cao tốc TP.HCM - Trung Lương (năm 2010), người dân phải chờ hơn 10 năm mới có cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, chẳng lẽ lại chờ nhiều năm nữa mới có cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ?

Về miền Tây phải đi qua Tiền Giang qua quốc lộ 1. Muốn đi nhanh hơn cũng phải qua Tiền Giang bằng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Khi nào có cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận? Tùy thuộc vào tỉnh Tiền Giang.

Vì thế, 20 triệu người ở Đồng bằng sông Cửu Long và hàng triệu người ở Đông Nam Bộ muốn thoát cảnh ì ạch trên quốc lộ đều sốt ruột trông về Tiền Giang.

Đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nằm gọn trên tỉnh Tiền Giang, đã được chuyển cơ quan quản lý có thẩm quyền từ Bộ Giao thông vận tải về cho tỉnh. Việc điều chỉnh này sẽ quy trách nhiệm về một đầu mối, sát sườn quyền lợi và nghĩa vụ với tỉnh, kể cả giải phóng mặt bằng, tỉnh phải làm việc sòng phẳng, thậm chí nghiêm khắc với doanh nghiệp dự án để đảm bảo tuyến cao tốc hoàn thành đúng tiến độ.

Phải trông về Tiền Giang bởi sau khi có báo động dự án Trung Lương - Mỹ Thuận trước nguy cơ "chết", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: "Với vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án, tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm trước Chính phủ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này". Thủ tướng còn gửi gắm đến dự án lời dặn dò "9 chữ", trong đó có bảo đảm "tiến độ", "chất lượng", "hiệu quả", không "tham nhũng", "tiêu cực", "công khai", "minh bạch", "trách nhiệm giải trình"...

Không chỉ thế, Tiền Giang có BOT Cai Lậy với nhiều điều tiếng, vốn đã tạo thông thoáng trên quốc lộ 1 cho người dân các địa phương đi về miền Tây và giải tỏa điểm đen giao thông ở thị xã Cai Lậy.

BOT Cai Lậy dừng thu phí, giải tỏa được bức xúc của người đi đường, nhưng lại tạo ra dự án ngàn tỉ chậm hoàn vốn mà chính quyền phải có trách nhiệm cùng doanh nghiệp giải quyết.

Giả sử dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận lại lỗi hẹn, khi đó, trên địa bàn Tiền Giang có 2 dự án BOT giao thông trắc trở. Đó không phải là viễn cảnh tốt về môi trường đầu tư của Tiền Giang, khi doanh nghiệp bỏ vốn ngàn tỉ làm đường nhưng chậm thu hồi vốn hoặc sử dụng vốn không hiệu quả.

Nhưng nếu dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được tỉnh Tiền Giang thúc đúng tiến độ, năm 2020 thông tuyến, khánh thành năm 2021 sẽ là "tối hậu thư" cho tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang triển khai không như mong đợi.

Sau khi có cao tốc TP.HCM - Trung Lương (năm 2010), người dân phải chờ hơn 10 năm mới có cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, chẳng lẽ lại chờ nhiều năm nữa mới có cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ? Thật vô lý và không ai chấp nhận.

Khi Tiền Giang làm tốt nhiệm vụ sẽ là động lực cho nhiều địa phương thúc đẩy các tuyến cao tốc để giải quyết nạn ùn ứ, phá thế độc đạo hiện nay mà không chờ đến Bộ Giao thông vận tải. TP.HCM và Tây Ninh đã đề xuất trung ương để hai nơi này chủ động lo kinh phí giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Bà Rịa - Vũng Tàu muốn làm chủ đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu để xóa thế độc đạo của quốc lộ 51, nhằm phát triển cảng biển, du lịch của địa phương.

Đồng Nai đề xuất mở rộng đoạn cao tốc Long Thành - TP.HCM lên 10-12 làn xe thay vì 8 làn như quy hoạch, vì sẽ không đáp ứng nhu cầu đi lại khi sân bay Long Thành hoạt động...

Đường về miền Tây nhanh đến đâu, hạ tầng ở phía Nam được cải thiện thế nào, câu trả lời đến từ tỉnh Tiền Giang.

Thanh Tuyền

Tuổi trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

The Gali - Nàng hậu kiêu sa xứng tầm tuyệt sắc

Được chạm khắc bằng nghệ thuật chế tác tinh xảo, bốn chữ “Nhất” - vị trí, giáo dục, thiên nhiên, tầm nhìn - là những viên ngọc quý đính trên vương miện của "Nàng...

11 dự án tại Hà Nam, Bắc Ninh tổng vốn gần 108 ngàn tỷ tìm được nhà đầu tư

Theo công bố kết quả đăng ký nhà thầu thực hiện, 11 dự án khu đô thị mới, trung tâm thể thao, y tế tại tỉnh Hà Nam và Bắc Ninh xuất hiện loạt doanh nghiệp trúng...

6 lưu ý quan trọng dành cho người mua nhà ở hình thành trong tương lai

Nhà “trên giấy” – tức nhà ở hình thành trong tương lai – thường có mức giá dễ tiếp cận hơn nhưng cũng là loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý nếu người mua không...

Keppel thu về hơn 3.2 ngàn tỷ đồng từ bán cổ phần tại dự án "đất kim cương" TPHCM

Keppel thu về khoản tiền lớn từ việc thoái vốn các dự án bất động sản tại Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là dự án Saigon Centre giai đoạn 3 sau hơn ba thập kỷ...

Dự án “đất kim cương” cạnh hồ Giảng Võ khởi công sau khi có Tổng Giám đốc mới

Ngày 11/06, Ricons chính thức khởi công dự án Khu phức hợp Giảng Võ - công trình quy mô lớn tọa lạc tại vị trí “kim cương” số 15–17 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ...

Chủ đầu tư Hưng Ngân Garden đề nghị cấp lại giấy phép xả thải

Ngày 09/05/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM công bố báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án khu nhà ở cao tầng – khu phức hợp thương mại tại...

67 căn biệt thự Gladia by The Waters của Khang Điền được phép bán nhà ở hình thành trong tương lai

Cuối tháng 4, Sở Xây dựng TPHCM có thông báo về việc 67 căn biệt thự hình thành trong tương lai thuộc dự án khu nhà ở tại phường Bình Trưng Đông, thành phố Thủ Đức...

Tin lời 'cò đất', hàng trăm cư dân mua đất dự án điêu đứng

Khu dân cư An Trung (Bình Dương) là một dự án nhà ở còn vướng các thủ tục pháp lý, hạ tầng chưa đầu tư hoàn chỉnh nhưng hàng trăm người sau khi mua đất nền đã tự...

TP HCM rà soát, thu hồi dự án chậm triển khai

UBND TP HCM yêu cầu các địa phương giám sát tiến độ dự án, thu hồi đất, chấm dứt dự án nếu chủ đầu tư chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng theo quy định.

Du lịch Sầm Sơn hè bùng nổ với sự kiện “Sea the Soul” của Văn Phú

Trong hai ngày 07 & 08/6, đại nhạc hội Vlasta Summer Fest “Sea The Soul” đã chính thức diễn ra tại Tổ hợp nghỉ dưỡng mặt tiền biển quốc tế Vlasta - Sầm Sơn. Sự kiện...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98