Chi 3,8 tỉ USD mua 60% vải may từ Trung Quốc

05/08/2019 15:46
05-08-2019 15:46:55+07:00

Chi 3,8 tỉ USD mua 60% vải may từ Trung Quốc

Trung Quốc hiện là quốc gia cung cấp vải may mặc cho Việt Nam lớn nhất, chiếm gần 60% tổng lượng vải nhập của cả thị trường.

Chi 3,8 <span>tỉ USD</span> mua 60% vải may từ Trung Quốc
60% vải cho nganh may mặc Việt được cung cấp từ Trung Quốc. Ảnh: Gia Khiêm

Tính toán số liệu thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 3,8 tỉ USD mua vải từ Trung Quốc, tăng hơn 10% so cùng kỳ năm ngoái. Sau Trung Quốc là Hàn Quốc với gần 16% trong tổng kim ngạch nhập vải, đạt hơn 1 tỉ USD, giảm 4,6% so cùng kỳ. Kế đó là vải từ thị trường Đài Loan chiếm 12%, đạt gần 977 triệu USD; vải từ Nhật chiếm 5,8% đạt hơn 382 triệu USD... Trong nửa đầu năm, nhóm hàng vải may mặc các loại nhập vào Việt Nam chiếm 5,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, đạt 6,56 tỉ USD.

Địa phương "sợ" các dự án đầu tư dệt nhuộm

Với tỷ lệ vải nhập lớn như nói trên, lo ngại việc Việt Nam khó tận dụng được ưu đãi về thuế theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là hoàn toàn có thật. Thuế quan theo quy định trong EVFTA được cam kết cắt giảm rất sâu, với ngành may mặc, nguyên liệu phải đảm bảo quy tắc xuất xứ từ vải và được cộng dồn cả vải của các nước đã từng ký hiệp định tự do với EU như Hàn Quốc. Quy tắc cộng gộp chỉ chấp nhận sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng vải được làm từ Việt Nam vẫn đảm bảo quy tắc xuất xứ để xuất hàng may mặc sang EU. Như vậy, cứ phụ thuộc vải nhập từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu để hưởng ưu đãi thuế quan trong EVFTA như kỳ vọng.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thông tin tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM vào cuối tháng 7 vừa qua, với quy định xuất xứ từ vải trong EVFTA, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang EU gặp nhiều thách thức do nguồn nguyên liệu vải của Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, không phải thành viên EVFTA nên không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Ông Giang cho rằng, đây là vướng mắc lớn của ngành dệt may Việt.

“Để tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, Chính phủ và các địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển phần cung thiếu hụt. 3 năm qua, có một số dự án dệt nhuộm công nghệ cao từ châu Âu, Mỹ vào Việt Nam như năm 2018 có 1 tập đoàn từ Đức đầu tư nhà máy kéo sợi len lông cừu tại Đà Lạt, tập đoàn của Israel, Mỹ... làm dự án dệt ở Bình Định, nhuộm ở Nam Định. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong nước chủ động được nguyên phụ liệu đầu vào hơn. Nếu giảm phụ thuộc vải từ Trung Quốc, chúng ta sẽ thu hàng tỉ USD lợi từ đơn hàng dệt may sang EU trong tương lai gần", ông Giang phân tích.

Tuy nhiên, có một thực trạng rất lớn hiện nay của các địa phương là lo ngại ô nhiễm môi trường, nhiều địa phương từ chối các dự án đầu tư dệt, nhuộm, ông Giang thông tin và cho rằng, nhiều nhà đầu tư công nghệ xử lý nước thải trong dệt nhuộm bằng công nghệ tiên tiến, không thể đánh đồng cứ dự án dệt nhuộm là ô nhiễm để làm tuột mất cơ hội tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu ngành dệt may trong tương lai gần. Ông bổ sung: “Trong FTA với EU, các nước rất chú trọng khắt khe những tiêu chuẩn, vấn đề liên quan môi trường, lao động… nếu doanh nghiệp không tuân thủ cũng không bán được hàng sang các thị trường này”.

Nguyên Nga

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương nói lý do 5.500 cửa hàng đột ngột đóng cửa

Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo nhanh từ các địa phương, có tới hơn 5.500 cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố và chợ truyền thống đồng loạt đóng cửa...

Truy tố Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm sau vụ chi hơn 70 tỷ hối lộ nhiều người

Theo cáo buộc, khi thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm Phạm Văn Cách đã đưa hối lộ...

HCT tổ chức khóa học "Thức tỉnh tư duy – Làm chủ thị trường": Trang bị tư duy, sẵn sàng trước biến động

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động bởi các yếu tố địa chính trị, thương mại và giá cả hàng hóa, việc nhà đầu tư sở hữu nền tảng kiến...

Nhiều doanh nhân giỏi được giới thiệu giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết nhiều doanh nhân xuất sắc đã được tín nhiệm, giới thiệu tham gia các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, các...

Bộ trưởng Tài chính trả lời về vấn đề 'vì sao có tiền mà không tiêu được'

Đại biểu Quốc hội cho biết “dân kêu trời vì có tiền mà không sử dụng được” trong giải ngân đầu tư công. Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chỉ ra nhiều nguyên...

Thuế carbon toàn cầu: Thách thức lớn đối với đội tàu biển Việt Nam

Thỏa thuận nhằm cắt giảm khí thải nhà kính từ hoạt động vận chuyển tàu biển đang đặt ra bài toán tái cơ cấu, trẻ hóa đội tàu biển nếu các doanh nghiệp không muốn...

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98