Cổ phiếu ngành nước đã được thị trường chú ý?

16/08/2019 14:05
16-08-2019 14:05:04+07:00

Cổ phiếu ngành nước đã được thị trường chú ý?

Dù là ngành thiết yếu nhưng lâu nay, nhóm cổ phiếu ngành nước bị thị trường lãng quên. Gần đây, nhóm này tạo được sự chú ý nhưng vẫn phân hóa đáng kể. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính tốt cùng với làn sóng thoái vốn Nhà nước đang giúp triển vọng cổ phiếu ngành nước tốt hơn.

Kinh doanh hiệu quả, cổ phiếu khả quan

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, hầu hết doanh nghiệp ngành nước có kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu, lợi nhuận sau thuế (LNST) tăng trưởng. Một số trường hợp còn ghi nhận lãi ròng đột biến.

Thống kê dữ liệu tài chính của Vietstock cho thấy, 5 đơn vị ngành nước trên sàn có LNST tăng trưởng trên 100% trong quý 2/2019 so cùng kỳ, dù mức tăng trưởng doanh thu chỉ từ 3-29%, bao gồm: CTCP Cấp nước Bến Thành (HNX: BTW), CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE), CTCP Cấp nước Vĩnh Long (UPCoM: VLW), CTCP Cấp nước Hà Tĩnh (UPCoM: HTW), CTCP Cấp nước Thanh Hóa (UPCoM: THN).

Tính từ đầu năm đến hết ngày 31/07/2019, nhóm ngành này có 2 cổ phiếu tăng giá trên 100% là cổ phiếu của CTCP Cấp thoát nước Phú Yên (UPCoM: PWS) - tăng gần 355% - và CTCP Nước sạch Quảng Ninh (UPCoM: NQN) - tăng hơn 197%. Ngoài ra, hàng chục cổ phiếu khác có mức tăng thị giá lớn hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.

Nhiều cổ phiếu vẫn vắng bóng thanh khoản

Là ngành thiết yếu, kinh doanh ổn định, khả năng sinh lời tốt, cơ cấu vốn an toàn, chỉ số định giá tương đối hấp dẫn, dòng tiền hoạt động kinh doanh và tỷ lệ tài sản tiền mặt dồi dào giúp duy trì chính sách cổ tức tiền mặt đều đặn… nhưng nhiều cổ phiếu ngành nước vẫn bị “treo” thanh khoản hoặc thanh khoản thấp. Tính từ đầu năm nay đến hết ngày 31/07/2019, trên sàn UPCoM, 15 cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân (KLGDBQ) là con số 0. Nhiều cổ phiếu có thanh khoản cũng chỉ đạt vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên.

Theo một số chuyên gia, do xuất phát điểm là đơn vị Nhà nước, mỗi doanh nghiệp ngành nước phụ trách địa bàn kinh doanh giới hạn; quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, thường ở mức dưới vài trăm tỷ đồng; chịu sự quản lý bởi chính sách giá của Nhà nước nên mức tăng giá bán hàng năm thường chỉ bù đắp được mức tăng của tỷ lệ lạm phát; hầu hết không đầu tư ngoài ngành khiến doanh thu và lợi nhuận khó đột biến, không tạo ra được sóng ngành để thị trường chú ý. Mặt khác, sự sở hữu chi phối của cổ đông lớn Nhà nước khiến lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng lưu hành ít.

Tuy nhiên, gần đây, ngành nước cũng có 2 cổ phiếu thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Trong 7 tháng đầu năm, KLGBQ của CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) gần 621,000 cp/phiên (tăng gấp 3 lần cùng kỳ), CTCP Cấp nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hơn 219,000 cp/phiên (gấp 10 lần cùng kỳ),…

Triển vọng ngành nước

Cùng với làn sóng cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước, triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu ngành nước đang trở nên tốt hơn. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư lớn nhìn thấy sự hấp dẫn của ngành kinh doanh thiết yếu, có nhiều yếu tố mang tính độc quyền nên tích cực thâu tóm, đẩy mạnh đầu tư, tạo nên những doanh nghiệp quy mô lớn, hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Một số nhà đầu tư đáng chú ý thời gian qua là CTCP Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP), CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE)…

Chuyên sản xuất ống nhựa, phụ kiện và các sản phẩm nhựa, mảng kinh doanh phụ kiện cho cấp thoát nước chiếm tỷ trọng nhỏ, từ năm 2014, DNP tăng vốn mạnh để thực hiện đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, cung ứng nước sạch. Đến cuối năm 2018, DNP sở hữu hơn chục công ty nước dưới dạng công ty con, liên kết như CTCP Bình Hiệp, Nhà máy nước Đồng Tâm, CTCP Cấp thoát nước các tỉnh Long An, Cần Thơ, Tây Ninh, Cà Mau, Bắc Giang…

Với REE, ngành nước đang là một trụ cột đầu tư với các công ty con, liên kết như Cấp nước Thủ Đức, Cấp nước Gia Định, Cấp nước Nhà Bè…

Hoạt động kinh doanh, quy mô của các doanh nghiệp đang dần thay đổi, đặc biệt là với các doanh nghiệp có quỹ tiền mặt dồi dào, có thể đầu tư nâng cao công suất hoặc đầu tư nhà máy, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Đây sẽ là thay đổi quan trọng để cổ phiếu ngành nước hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, bên cạnh những lợi thế sẵn có.

Theo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 90-95%; đến năm 2025 đạt 95-100%. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của ngành nước cũng sáng sủa trong bối cảnh vĩ mô thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng dân số nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp và tiêu dùng tăng.

Gia Nghi

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 20/06: Khối ngoại "xả" ròng 3 phiên liên tiếp

Phiên cuối tuần 20/06, thị trường chứng kiến dòng tiền có diễn biến khá tương đồng giữa khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) và nhà đầu tư nước ngoài khi đều...

KPF rời sàn HOSE từ 26/06, giá cổ phiếu không bằng ly trà đá

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định hủy niêm yết đối với gần 60.9 triệu cp KPF của CTCP Đầu tư tài sản Koji từ ngày 26/06.

Chứng khoán Việt rất cần một Warren Buffett

Thị trường cần một tấm gương để định hình lại văn hóa.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 20/06

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

Vì sao VCBS định giá cổ phiếu MSN hơn 93,000 đồng/cp?

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan tiếp tục là điểm sáng với tiềm năng tăng trưởng nhờ...

20/06: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Những cổ phiếu “quốc dân”

Sau năm 2024 và gần nửa năm 2025 với nhiều biến động vĩ mô cùng cơn bão thuế quan chực chờ, mùa ĐHĐCĐ năm nay không còn là câu chuyện mang tính thủ tục. Nhà đầu tư...

Theo dấu dòng tiền cá mập 19/06: Tự doanh bán đột biến 695 tỷ HAG, khối ngoại xả FPT gần 400 tỷ

Tâm điểm phiên 19/06 là hoạt động bán ròng quy mô lớn từ các tổ chức. Khối tự doanh bất ngờ bán thỏa thuận 695 tỷ đồng cổ phiếu HAG, trong khi khối ngoại "xả" ròng...

Cổ phiếu dầu khí: Nhịp tăng chớp nhoáng hay khởi đầu chu kỳ mới?

Cổ phiếu dầu khí đang trở lại tâm điểm với mức tăng trên 30% ở nhiều mã từ đầu tháng 6/2025. Tuy nhiên, diễn biến ngắn hạn này có đủ sức tạo nên một chu kỳ tăng...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/06

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98