Đáp trả ông Trump, Trung Quốc để Nhân dân tệ suy yếu và ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ

05/08/2019 16:35
05-08-2019 16:35:30+07:00

Đáp trả ông Trump, Trung Quốc để Nhân dân tệ suy yếu và ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ

Sau một năm cố gắng làm dịu lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump, kết quả mà Trung Quốc nhận được là bị áp thêm thuế lên toàn bộ hàng hóa xuất khẩu đến Mỹ. Và thế là lần này, Trung Quốc báo hiệu họ sẽ chơi đòn cứng rắn.

Trong một động thái leo thang căng thẳng khiến thị trường tài chính thế giới rung chuyển và “đè nặng” lên tăng trưởng toàn cầu, Bắc Kinh đã để Nhân dân tệ rớt ngưỡng 7 đổi 1 USD xuống mức yếu nhất trong hơn 1 thập kỷ vào ngày thứ Hai (05/08) và yêu cầu các công ty Nhà nước ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ.

Sở dĩ Trung Quốc làm vậy là do Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa dọa áp thêm thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn làm thế mặc dù Tổng thống Mỹ chỉ trích nặng nề chuyện Trung Quốc cố ý làm suy yếu Nhân dân tệ để giúp các công ty xuất khẩu và không thực hiện lời hứa mua thêm nông sản Mỹ sau khi tiến tới thỏa thuận đình chiến hồi cuối tháng 6/2019. Trước tình cảnh đó, nhà đầu tư bán tháo chứng khoán châu Á, tiền tệ của các thị trường mới nổi và chuyển hướng sang các kênh trú ẩn an toàn như đồng Yên Nhật, trái phiếu Chính phủ Mỹ và vàng.

“Đây là một trong những kịch bản tồi tệ nhất”, Michael Every, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính châu Á tại Rabobank ở Hồng Kông, cho hay. “Đầu tiên, thị trường bán tháo mạnh, sau đó ông Trump lên tiếng và thị trường còn tệ hơn nữa”.

Tuần trước, ông Trump đề xuất áp thêm thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 01/09/2019, leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay sau khi cả hai bên nối lại đàm phán. Dựa trên nguồn tin thân cận, các quan chức ở Bắc Kinh cảm thấy sửng sốt vì lời đe dọa của ông Trump và Trung Quốc hứa sẽ đáp trả lại nếu Mỹ khăng khăng triển khai kế hoạch áp thêm thuế.

Giới truyền thông Nhà nước Trung Quốc cũng buông lời chỉ trích lời đe dọa áp thuế từ ông Trump, thậm chí làm dấy lên khả năng Bắc Kinh cân nhắc cắt đứt quan hệ thương mại với Mỹ.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2019 trong ngày thứ Hai (05/08), trong đó các thị trường châu Á từ Nhật Bản cho đến Hồng Kông và Hàn Quốc đều giảm hơn 2%. Ấy vậy mà, thị trường cổ phiếu ở Thượng Hải giảm nhẹ hơn so với các thị trường khác ở châu Á. Thế là nhà đầu tư sinh nghi các quỹ Nhà nước có thể hành động để thúc đẩy thị trường.

Đồng Nhân dân tệ sụt 1.3% xuống 7.0292 đổi 1 USD vào lúc 13h ngày thứ Hai (05/08) sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức yếu hơn 6.9 đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ tháng 12/2019. Đồng Nhân dân tệ ở Hồng Kông sụt tới 1.9% xuống mức thấp kỷ lục.

“Việc Nhân dân tệ rớt ngưỡng 7% là do hàng loạt yếu tố: Leo thang căng thẳng thương mại, sự suy yếu từ nền kinh tế Trung Quốc và sự sẵn lòng chấp nhận đồng nội tệ biến động mạnh hơn từ PBoC”, Larry Hu, Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Securities ở Hồng Kông, cho hay. “PBoC đã đi đến phạm vi chưa từng khai phá trước đây, vì vậy họ phải kiểm soát kỳ vọng một cách cẩn thận”.

PBoC cho rằng đà suy yếu của Nhân dân tệ là do chủ nghĩa bảo hộ thương mại và lo ngại về lời đe dọa áp thêm thuế lên Trung Quốc, đồng thời cho biết họ có thể duy trì một đồng tiền ổn định.

Bằng cách để Nhân dân tệ suy yếu mạnh trong ngày hôm nay (05/08), PBoC “đã vũ khí hóa đồng nội tệ”, Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics ở Singapore cho hay. “Thật vậy, họ ngừng bảo vệ ngưỡng 7 đổi 1 USD và điều này cho thấy họ đã từ bỏ hy vọng tiến tới thỏa thuận thương mại”.

Cho phép Nhân dân tệ suy yếu dĩ nhiên cũng đi kèm với rủi ro. Sự phá giá Nhân dân tệ vào giữa năm 2015 đã châm ngòi cho tình trạng thoái vốn và gây bất ổn trên thị trường toàn cầu. Tuy vậy, nhờ vào các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ hơn, Trung Quốc có thể tránh tạo thêm làn sóng thoái vốn mạnh ra khỏi thị trường.

Nhưng đâu chỉ có thế, Nhân dân tệ suy yếu còn khiến Tổng thống Mỹ "nổi cơn tam bành” và trước đó, ông Trump cũng thường xuyên cảnh báo mức thuế có thể cao hơn nhiều. Tuần trước, Tổng thống Mỹ nói với đám đông ở Cincinnati rằng ông sẽ áp thuế lên Trung Quốc cho đến khi có thỏa thuận.

Cho đến nay, thiệt hại lớn nhất từ cuộc chiến thương mại không phải đến từ hàng rào thuế quan mà là sự không chắc chắn từ cuộc chiến – một yếu tố đập tan sự tự tin của doanh nghiệp và gây tổn thương đến hoạt động kinh doanh của các công ty, Wang Tao, Chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại UBS Group AG, cho biết. Vì lý do đó, sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ có thể chẳng thể bù đắp cho những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại, bà cho biết.

Hoạt động nhập khẩu nông sản từ Mỹ cũng là một vũ khí khác mà Bắc Kinh có thể sử dụng. Các công ty nông nghiệp do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát giờ đã ngừng mua nông sản Mỹ và muốn chờ xem đàm phán thương mại sẽ diễn ra như thế nào, dựa trên nguồn tin thân cận. Các hợp đồng tương lai bắp ngô và đậu nành giảm vì thông tin trên.

Trong khi đó, ông Trump liên tục phàn nàn Trung Quốc chưa mua lượng lớn nông sản từ Mỹ như đã hứa. “Trung Quốc đang từ bỏ chiến lược ngoại giao mềm dẻo hơn và không còn chấp nhận là ‘bao cát’ của ông Trump”, Chua Hak Bin, Chuyên gia kinh tế tại Maybank Kim Eng Research, cho hay. “Mối đe dọa áp thuế từ ông Trump đang phản tác dụng và châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn diện”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98