Đấu trường hàng không: Cấp phép bay có quá "nóng"?

06/08/2019 17:20
06-08-2019 17:20:51+07:00

Đấu trường hàng không: Cấp phép bay có quá "nóng"?

Hàng loạt doanh nghiệp muốn đầu tư để trở thành hãng bay. Thị trường hàng không đang “nóng” nhưng nguyên tắc đảm bảo an toàn là số một luôn phải đặt lên hàng đầu.

Đấu trường hàng không: Cấp phép bay có quá nóng? - Ảnh 1.
Hàng không VN đang chịu áp lực lớn về hạ tầng và nhân lực. Trong ảnh: máy bay trên đường lăn chuẩn bị cất cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: TRUNG HÀ

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT báo cáo tổng thể về nhân lực hàng không. Theo quy định, một trong những yêu cầu để cấp phép bay là các hãng phải có giải trình, chứng minh được về việc nguồn lực đảm bảo khai thác máy bay an toàn, kế hoạch chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực khai thác đội bay. 

Vì thế, cũng dễ hiểu, một số hãng vừa thành lập doanh nghiệp hoặc vừa bay đã mở trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không, thậm chí cả trung tâm huấn luyện bay.

Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng khi trả lời Tuổi Trẻ đã công nhận bối cảnh hiện nay đang thiếu hụt nhân lực đặc thù hàng không. 

Đây cũng là câu chuyện khá nóng hiện nay khi số hãng đang có xu hướng tăng nhanh trong khi nhân lực hàng không, theo các chuyên gia, không chỉ ở Việt Nam thiếu, mà còn đang "căng" trong nhiều thời điểm trên phạm vi thế giới. 

Trong khi đó, muốn đào tạo phi công, thợ máy… không thể chỉ trong thời gian ngắn, vừa thành lập là có nhân lực chất lượng cao cung ứng ngay.

Càng nhiều hãng hàng không mới muốn được cấp phép bay, áp lực lên hạ tầng, nguồn nhân lực sẽ càng lớn và yêu cầu đảm bảo an toàn càng phải đặt lên hàng đầu. 

Để việc cạnh tranh thu hút phi công, thợ máy… trở nên căng thẳng hơn, nhất là cạnh tranh không lành mạnh như Bộ GTVT cảnh báo, có nguy cơ lãng phí xã hội, nhất là nếu chi phí nhân công được các hãng đồng loạt dâng lên nhằm thu hút nhân sự, cuối cùng người tiêu dùng sẽ phải chi trả qua giá vé giờ cao điểm, mùa cao điểm...

An toàn hàng không, chỉ một sai lầm có thể ảnh hưởng tới mạng sống cả trăm người. Nên thị trường càng phát triển, càng cần siết chặt hơn điều kiện an toàn, điều kiện để được bay, nhất là khi Cục Hàng không vẫn đang gặp phải nỗ lực để duy trì chứng nhận đạt năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1) của Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA), đơn cử như yêu cầu đội ngũ giám sát viên bay phải là phi công độc lập với các hãng.

Với hạ tầng hàng không, lý do chính khiến Vietstar chưa được cấp phép vận tải hàng không dù năm 2017 hồ sơ của hãng này đã qua nhiều khâu hoàn thiện là Tân Sơn Nhất đang quá tải trong khi Vietstar chọn Tân Sơn Nhất làm sân bay căn cứ. 

Rút kinh nghiệm, Bamboo Airways đã chọn sân bay Phù Cát (Bình Định) làm sân bay căn cứ.

Với nhân sự, Bộ GTVT thừa nhận đã có cạnh tranh không lành mạnh trong việc tuyển người, nhất là phi công và thợ máy. 

Một hãng hàng không lâu năm ở Việt Nam đã phải có văn bản mật báo cáo lên Bộ GTVT "tố" doanh nghiệp mới thành lập "giành giật phi công", đồng thời cảnh báo việc hãng mới thành lập này vận hành dòng máy bay B787 là không đảm bảo an toàn hàng không.

Ngay từ năm 2009 - thời điểm cũng có hàng loạt hãng hàng không xin thành lập, phó thủ tướng khi đó là ông Hoàng Trung Hải đã yêu cầu việc thành lập và phát triển các hãng hàng không mới phải đảm bảo được hàng loạt yêu cầu. 

Chẳng hạn như duy trì và nâng cao năng lực khai thác an toàn bay của các hãng, năng lực giám sát an toàn khai thác của nhà chức trách hàng không, khả năng cung ứng nguồn nhân lực đặc thù và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng hàng không, góp phần đáp ứng hiệu quả vận chuyển công cộng bằng đường hàng không và phát triển bền vững của các hãng hàng không.

Việc có thêm các hãng hàng không Việt Nam mới sẽ đa dạng hóa sản phẩm, giúp hành khách có thêm sự lựa chọn, tăng thêm cạnh tranh. 

Tuy nhiên, việc cấp phép đừng quá "nóng", tương ứng với việc thúc đẩy giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng và nhân lực. Phải cẩn trọng, bởi nhiều hãng mà quá tải cả sân bay và bầu trời cũng như con người, mệt mỏi và rủi ro phần lớn vẫn thuộc về người tiêu dùng.

5 năm cần thêm 1.225 phi công

Cục Hàng không cho hay đội ngũ 2.361 phi công, 2.522 thợ máy đang đáp ứng được quy mô đội máy bay 225 chiếc của các hãng hiện nay.

Bộ GTVT tính toán so với quy mô của năm 2020, đến năm 2025 Việt Nam sẽ phải tăng khoảng 1.225 phi công, thợ máy cần tăng 1.728 người.

Theo một chuyên gia hàng không, nếu trong thời gian tới các pháp nhân như: Vietstar, Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh, Vietravel Airlines, Vinpearl Air được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không, nhu cầu sẽ còn tăng vọt.

T.PHÙNG

Tiến Mạnh

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98