Doanh nghiệp 'ma' hoành hành

09/08/2019 20:10
09-08-2019 20:10:44+07:00

Doanh nghiệp 'ma' hoành hành

Nhập rác thải, khi bị phát hiện biến thành “ma”; nhập hàng Trung Quốc dán mác VN khi bị phát hiện biến thành “ma”. Doanh nghiệp “ma” (địa chỉ đăng ký kinh doanh không tồn tại) ngày càng hoành hành nhiều trận địa gây rối loạn thị trường.

Doanh nghiệp 'ma' hoành hành
Hàng nhập lậu của một công ty "ma" bị phát hiện tại cảng Cát Lái. Ảnh: Ng.Nga

“Ma” đứng tên nhập hàng?

Cuối tháng 7 vừa qua, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TP.HCM) đã có báo cáo kết quả kiểm tra sau thông quan 40 doanh nghiệp (DN) từng đứng tên nhập hàng linh kiện điện tử từ Trung Quốc vào VN cung cấp cho DN trong nước. Kết quả đợt 1 kiểm tra 14 DN đa số trong tình trạng “đang hoạt động”, mã số thuế chưa khóa... nhưng kiểm tra thực tế tại địa chỉ đăng ký kinh doanh thì cả 14 DN đều “không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh”.

Chẳng hạn, Công TNHH đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Gia Bảo (162/13/12 đường TTN08, KP.6, Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM), kết quả kiểm tra ghi “là nhà ở riêng lẻ, không có hoạt động sản xuất, chứa trữ hàng hóa”. Hoặc Công ty TNHH thương mại sản xuất đầu tư Văn Đoàn (169/15 Nguyễn Đức Cảnh, Tân Phong, Q.7) thế nhưng tại số 169 Nguyễn Đức Cảnh này chỉ có địa chỉ từ 169/1 đến 169/11 là hết, không có 169/15.

Quan điểm của chúng tôi là làm đến cùng, không bỏ giữa chừng. Sau công tác củng cố hồ sơ, tùy mức độ vi phạm, sẽ chuyển cơ quan công an khởi tố tiếp tục điều tra.

Ông Phan Mạnh Lân

Trước đó, hàng loạt vụ “ma” nhập khẩu phế liệu, rác thải cũng được phát hiện. Đơn cử, cuối năm 2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I cũng đã phát hiện, ngăn chặn 25 container phế liệu độc hại cấm nhập khẩu về cảng Cát Lái do Công ty TNHH TMDV vận tải Trí Quang (60 Nguyễn Văn Giáp, P.Bình Trưng Đông, Q.2, TP.HCM) đứng tên vận đơn nhận. Tuy nhiên, khi cán bộ hải quan kiểm tra tại địa chỉ này là nơi “rửa xe - dọn nội thất”, bên trong có dãy nhà trọ cấp 4.

Cũng trong tháng 12.2018, Công ty Hoài Nhân (81/41 Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM) đứng tên trên vận đơn nhận lô hàng cấm 5 máy xét nghiệm của ngành y (hàng đã qua sử dụng) nhập từ Mỹ về. Thực tế tìm hiểu của Thanh Niên, số nhà 81/41 không tồn tại trên đường Tân Sơn Nhì, chỉ có số 81 - 83 là địa chỉ của một ngôi biệt thự và chính địa phương xác nhận không có Công ty Hoài Nhân đặt tại đây.

Cuối tháng 2 vừa qua, Đội kiểm soát hải quan đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I (Cục Hải quan TP.HCM) kiểm tra lô hàng của Công ty TNHH Cát Lợi Saitama (Q.Tân Bình, TP.HCM) nhập về từ giữa năm 2018, khai là máy đào bánh xích, bị phân luồng đỏ, DN bỏ hàng không đến làm thủ tục nữa. Sau kiểm tra thì ngoài 1 chiếc xe nâng hiệu Komatsu, bên trong container là hơn 650 thùng hàng bách hóa các loại (nước uống các loại, bia, trà, xà bông, mì gói, khăn giấy, tã lót... và gần 1,4 tấn bánh kẹo).

Trong thực tế có nhiều DN đứng tên vận đơn nhập hàng và được phân luồng đỏ (kiểm tra trực tiếp), ngay lập tức DN bỏ hàng không đến lấy, liên lạc với DN không được, cán bộ hải quan tìm đến địa chỉ mới phát hiện DN đó chưa từng tồn tại tại địa chỉ kinh doanh. Hàng ngàn container hàng cấm, hàng giả nhãn mác xuất xứ đã vào VN do DN “ma” nhập theo các cách như vậy.

Chuyển địa điểm để trốn tránh

Giải thích về nhiều trường hợp DN “ma” nhập hàng nhưng vẫn được thông quan luồng vàng (kiểm tra hồ sơ), ông Nguyễn Lý Trường An, Phó giám đốc Công ty TNHH SeaAir Global, phân tích là do phân luồng hải quan tự động.

“Thường DN được phân luồng ưu tiên là luồng xanh có 3 yếu tố là vốn lớn, số lượng tờ khai nhiều và chưa vi phạm pháp luật hải quan lần nào. Với DN nhỏ, lại tập trung xem xét yếu tố cuối cùng là chưa vi phạm thôi. Thế nên, nhiều DN nhỏ mới thành lập, thường lô hàng đầu tiên phải bị phân luồng đỏ, họ nhập lượng ít hàng hóa khai báo rất nghiêm túc. Đợt hàng sau theo đánh giá mã hồ sơ đa phần sẽ được chuyển tự động luồng vàng là chỉ kiểm tra hồ sơ. Lúc này họ mới nhập hàng cấm, trốn thuế. Nhưng hải quan nếu không nghi ngờ, không thể bẻ luồng để kiểm tra, vì nếu DN đúng sẽ kiện ngược hải quan đã gây cản trở DN”, ông Trường An phân tích.

Theo ông Trường An, việc kiểm tra, giám sát DN “ma” không phải trách nhiệm phía hải quan mà bộ phận đăng ký thành lập DN, cụ thể ở đây là sở KH-ĐT, hoặc cục thuế nếu DN nợ thuế thời gian dài không đóng. Hàng trăm DN “ma” bị khui ra trong thời gian qua do cơ quan cấp phép kinh doanh, nhưng chưa từng có động tác hậu kiểm. Nếu hậu kiểm tốt, cơ quan quản lý sẽ biết DN đăng ký để lấy mã số thuế mua bán hóa đơn, thực ra không có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Phan Mạnh Lân, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan (Cục Hải quan TP.HCM), khẳng định gọi là “ma” nhưng không phải là ma. Theo điều tra, nhiều công ty “ma” không còn hoạt động tại địa phương, không có nghĩa là họ đã giải thể, không tồn tại. Một số chuyển địa bàn kinh doanh sang địa chỉ khác vẫn có thể tìm ra.

“Sau khi phối hợp với cơ quan đăng ký quản lý DN, xác định được DN, chúng tôi đưa mã số thuế DN này vào diện theo dõi”, ông Lân nói.

Nguyên Nga

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98