Gần 1.800 dự án đầu tư công chậm tiến độ năm 2018

11/08/2019 21:00
11-08-2019 21:00:00+07:00

Gần 1.800 dự án đầu tư công chậm tiến độ năm 2018

Năm 2018 cả nước có 56.567 dự án đầu tư công được thực hiện, trong đó có 1.778 dự án chậm tiến độ, 422 dự án thất thoát, lãng phí…, con số được đưa ra tại báo cáo tổng hợp công tác giám sát đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Thủ tướng Chính phủ.

Gần 1.800 dự án đầu tư công chậm tiến độ năm 2018
Năm 2018 có 30.521 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng, chiếm 54% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ - Ảnh minh họa.

Kết quả tổng hợp giám sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 105 bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực về hiệu quả đầu tư công. Đây cũng là năm thứ 4 các bộ, ngành, địa phương thực hiện quy định gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.

Theo báo cáo, năm 2018, tổng số vốn được bố trí theo kế hoạch Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư công là 631.695 tỷ đồng, đạt 79,78% so với kế hoạch năm, tuy nhiên chỉ giải ngân được 463.717 tỷ đồng (đạt 73,41% so với kế hoạch).

Một số cơ quan có tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch vốn đã được bố trí như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn; Đài truyền hình Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines, HVN), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam…

Trong tổng số 56.567 dự án thực hiện đầu tư năm 2018 có tới 23.618 dự án chuyển tiếp từ các năm trước, chiếm 41,8%; 32.949 dự án khởi công mới, chiếm 58,2%. Trong số các dự án khởi công mới có 16 dự án nhóm A (vốn đầu tư từ 10.000 tỉ đồng trở lên), 601 dự án nhóm B, dự án nhóm C là 32.332 dự án.

Năm 2018 có 30.521 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng, chiếm 54% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ (trong đó có 15 dự án nhóm A, 553 dự án nhóm B, 29.953 dự án nghóm C). Tuy nhiên, theo báo cáo, trong số các dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng có 245 dự án không hiệu quả.

Kết quả tổng hợp cho biết, một số cơ quan có số dự án khởi công lớn là Lào Cai có 1.219 dự án khởi công mới, Phú Thọ 830 dự án mới, Bắc Giang 1.244 dự án, Hà Nội 1.430 dự án, Thanh Hóa 1.495 dự án, Khánh Hòa 1.114 dự án, Tp.HCM 1.605 dự án, Long An 1.065 dự án khởi công mới… Cùng đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (3.281 dự án khởi công mới, chiếm 67,3% so với số dự án thực hiện), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VIệt Nam (VNPT) là 3.577 dự án khởi công mới, chiếm 84,3% so với số dự án thực hiện).

Đáng chú ý, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2018 có 1.778 dự án chậm tiến độ, trong đó dự án nhóm A là 32 dự án, nhóm B là 382 dự án và nhóm C là 1.364 dự án. Nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng, vướng thủ tục đầu tư, do bố trí vốn không kịp thời; do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu và các nguyên nhân khác.

Trong năm 2018 có tới 2.434 dự án thực hiện đầu tư trong năm phải điều chỉnh, trong đó điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư (1.147 dự án), điều chỉnh tiến độ đầu tư (881 dự án), điều chỉnh vốn (798 dự án) và điều chỉnh do các nguyên nhân khác (790 dự án). Có 43.344 dự án trên tổng số 56.567 dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thực hiện đầu tư trong kỳ là thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, năm 2018 khi tiến hành kiểm tra 15.620 dự án (chiếm 27,8% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ) cơ quan thanh kiểm tra đã phát hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, 54 dự án vi phạm về quản lý chất lượng, 422 dự án thất thoát, lãng phí và 450 dự án phải ngừng thực hiện.

Trong đó, các địa phương có thất thoát, lãng phí nhiều nhất là Bắc Giang với 196 dự án, Phú Thọ có 111 dự án, Quảng Ngãi có 58 dự án. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.

Vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được đưa ra trong báo cáo. Theo đó, tổng số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong năm 2018 là 12.050 tỷ đồng, số nợ đọng xây dựng cơ bản còn lại là 12.554 tỷ đồng. Một số đơn vị còn nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn gồm Hà Giang (709 tỷ đồng), Thái Nguyên (2.035 tỷ đồng), Phú Thọ (1.463 tỷ đồng), Ninh Bình (4.480 tỷ đồng), Bình Định (825 tỷ đồng)…

Đánh giá về những hạn chế, tồn tại về các dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư còn dài, một số quy định còn bất cập; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm, nhiều dự án còn chậm tiến độ, phải điều chỉnh; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; việc thực hiện quyết toán các dự án hoàn thành ở một số cơ quan còn thấp.

Cơ quan này kiến nghị Chính phủ, các cơ quan các cấp bố trí đủ vốn theo kế hoạch cho các chương trình, dự án đầu tư, xem xét việc phân cấp cho các cơ quan cấp dưới được điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư trong cơ cấu ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân cấp quản lý; xem xét phân cấp trong việc thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán…

Lan Ca

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98