Giáng sinh của những nhà sản xuất đồ chơi đang bị hủy hoại bởi thương chiến Mỹ-Trung

28/08/2019 14:26
28-08-2019 14:26:27+07:00

Giáng sinh của những nhà sản xuất đồ chơi đang bị hủy hoại bởi thương chiến Mỹ-Trung

Các nhà máy Trung Quốc thường sẽ ở trong giai đoạn bận rộn nhất vào quý 3 của các năm, đó là thời điểm họ tiến hành sản xuất mọi món đồ chơi từ búp bê Barbie đến những chiếc xe tải thu nhỏ cho đúng thời hạn để kịp vận chuyển đến Mỹ trước khi mùa mua sắm quan trọng nhất bắt đầu. Thế nhưng, năm nay lại khác.

Ngay cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho hoãn việc áp thuế quan lên 160 tỷ USD các mặt hàng như đồ chơi và điện thoại thông minh của Trung Quốc để khiến mùa Giáng sinh trở nên dễ thở hơn đối với các nhà bán lẻ ở Mỹ, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Nguyên nhân vì những công ty bán đồ chơi lớn như Walmart Inc. đã cho chất đống số hàng đồ chơi tồn kho do không chắc chắn chiến tranh thương mại sẽ diễn biến như thế nào, dựa theo một cán bộ trong ngành.

“Chúng tôi là một trong những người phải chịu gánh nặng”, Justin Yu, Giám đốc ngoại thương tại Pinghu Mijia Child Product Co. – công ty sản xuất xe đồ chơi và xe hai bánh dành cho trẻ em ở Chiết Giang, Trung Quốc. “Mức độ ảnh hưởng chắc chắn rất lớn”.

Ông Yu hiện đang lên kế hoạch tìm khách hàng mới ở khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi để bù đắp lại khoản lỗ từ Mỹ. Công ty của ông Yu đang xem xét đến việc cắt giảm tầm quan trọng của thị trường Bắc Mỹ đối với doanh thu của họ để tránh việc bị ảnh hưởng bởi thuế quan trong tương lai. Ông Yu nói công ty đã gửi số hàng trị giá 25 triệu USD đến các nhà bán lẻ ở Mỹ, trong đó có cả những công ty như Target Corp. và Walmart.

Các công ty bán lẻ bắt đầu điên cuồng mua vào từ 1 năm trước khi chiến tranh thương mại bắt đầu leo thang – khối lượng hàng vận chuyển từ châu Á đến Bắc Mỹ tăng 7.9% trong nửa cuối năm 2018, dựa theo dữ liệu của Bloomberg. Mức tăng trưởng đó đã chậm lại đáng kể trong năm 2019 – chỉ tăng 0.2% trong nửa đầu năm – bởi vì các kho hàng của Mỹ đều đã đầy nhóc hàng hóa mua từ năm 2018.

Và để chỉ ra sự tiếp tục sụt giảm trong khối lượng hàng hóa, lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 6.5% trong tháng 07/2019 so với cùng kỳ năm 2018, tính theo đơn vị USD.

Điều đó có nghĩa là những người mua sắm ở Mỹ có khả năng sẽ thấy ít sản phẩm mới hơn trong các cửa hàng suốt mùa lễ Giáng sinh 2019 vì các công ty bán lẻ hạn chế nhập hàng mới để giảm lượng hàng tồn kho xuống mức bình thường, Rahul Kapoor, Trưởng phòng nghiên cứu và phân tích tại công ty HIS Maritime & Trade ở Singapore, cho biết. 

“Sẽ không còn bất cứ kệ hàng nào bị bỏ trống”, ông Kapoor nói. “Mức độ hàng tồn kho đang rất cao”.

Vào giữa tháng 08/2019, ông Trump đã cho hoãn kế hoạch tăng thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc như mặt hàng điện thoại thông minh, máy tính xách tay và đồ chơi trẻ em cho đến ngày 15/12/2019, ông Trump nói rằng lệnh trì hoãn này đã được thực hiện “vì vậy, chuyện thuế quan sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mùa mua sắm cho Giáng Sinh”. Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau đó, ông Trump đã “đập vào mặt” lĩnh vực bán lẻ với tin tức mới: Mức thuế quan mới sẽ còn cao hơn con số dự định ban đầu để trả đũa việc Trung Quốc đe dọa sẽ áp thêm thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Ông Yu, Giám đốc thương mại tại một công ty ở Chiết Giang, nói rằng việc trì hoãn tăng thuế quan là tin tức tích cực, nhưng kể từ khi việc tăng thuế quan bắt đầu có hiệu lực, ông dự đoán công ty ông sẽ thua lỗ. Ông cũng mong khách hàng của công ty ông sẽ đề nghị chia phí thuế quan ra cho bên mua, bên sản xuất và cả bên trung gian – dù việc này có thể làm ảnh hưởng đến giá của nhà sản xuất.

Ngành vận chuyển gặp hạn

Một ngành công nghiệp khác cũng đang bị ảnh hưởng là ngành vận chuyển, ngành này đang cắt giảm nguồn lực bởi vì lượng hàng hóa cần chuyển giảm mạnh. CMA, CGM và SA, ba công ty vận chuyển container lớn nhất thế giới, sẽ giảm bớt 2 tàu chuyển hàng phục vụ tại khu vực châu Á-Âu ngay từ đầu tháng 09/2019. Orient Overseas Container Line Co., thuộc sở hữu của công ty vận chuyển lớn nhất Trung Quốc, cũng đã tạm dừng một số dịch vụ chuyển hàng đến Mỹ và châu Âu từ tháng 07/2019.

Cơn ác mộng chưa dừng lại, thêm vào đó khối lượng hàng hóa đang suy giảm khiến chi phí vận chuyển giảm theo với tốc độ cao. Tỷ lệ vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường thương mại lớn đã giảm 7.4% trong năm 2019, riêng tỷ lệ vận chuyển hàng đến Mỹ đã giảm đến 26%, dựa theo Chỉ số Container Thế giới Drewry.

“Mùa mua sắm cao điểm này đang gặp phải nhiều trắc trở”, Um Kyung-a, Chuyên gia phân tích ngành vận chuyển tại Shinyoung Securities Co. tại Seoul, cho biết. “Một vài công ty vận chuyển chắc hẳn đã không thể trang trải nổi chi phí”.

Cổ phiếu của công ty Orient Overseas đã giảm 33% trong vòng 6 tháng qua, cổ phiếu của công ty cùng ngành Shipping Holdings Co. cũng giảm 19% và công ty A.P. Moller-Maersk A/S – dây chuyển vận chuyển lớn nhất thế giới – cũng bị giảm 6.8%.

Một mối quan tâm nữa là việc chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2020, làm tổn hại đến những người tiêu dùng đang háo hức đi mua sắm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 07/2019 cũng đã trích dẫn chiến tranh thương mại như một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu khi tổ chức này hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2019 và năm 2020, trong khi công ty Goldman Sachs cũng cho biết sự lo ngại chiến tranh thương mại sẽ gây ra một cuộc suy thoái ở Mỹ đang ngày càng tăng lên.

“Mặt nhu cầu đang trở nên đáng lo ngại hơn nhiều trong năm 2020”, ông Kapoor nói. “Chuyện này không thể trôi qua dễ dàng được”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98