Huawei: Doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc tăng nhờ khuyến mãi và tinh thần yêu nước

07/08/2019 14:53
07-08-2019 14:53:26+07:00

Huawei: Doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc tăng nhờ khuyến mãi và tinh thần yêu nước

Vào tháng 4 năm nay, khi cậu sinh viên 23 tuổi người Trung Quốc Aaron Huang bắt đầu công cuộc săn tìm một chiếc điện thoại Android để thay thế cho chiếc iPhone Apple của mình, ai cũng biết rõ thương hiệu điện thoại nào đang cố gắng hết sức để trở thành sự lựa chọn của cậu thanh niên này.

Các chiến dịch khuyến mãi do Huawei Technologies và các nhà bán lẻ địa phương ủng hộ nhãn hàng này xuất hiện khắp mọi nơi, anh Huang nói, thêm vào đó, anh còn bị truyền thông trong nước ảnh hưởng khi họ khắc họa Mỹ thành một quốc gia không công bằng khi nhắm vào “ông lớn” công nghệ Trung Quốc này trong cuộc chiến thương mại.

“Tôi cảm thấy mình nên chọn Huawei”, anh Huang nói.

Sự oanh tạc của các chiến dịch quảng cáo và tinh thần yêu nước ăn sâu vào gốc rễ đã được chứng minh là một sự pha trộn mạnh mẽ, có tác dụng giúp Huawei khuếch đại tên thương hiệu vốn đã có sự hấp dẫn rộng rãi trên thị trường quê nhà – thị trường mà Huawei đang ngày càng phụ thuộc vì Washington ra lệnh cấm các công ty linh kiện và phầm mềm của Mỹ không được làm ăn với công ty Trung Quốc này, khiến nhu cầu ở nước ngoài đối với các sản phẩm của Huawei bị giảm sút.

Trong quý 2/2019, doanh số điện thoại thông minh ở thị trường Trung Quốc của Huawei tăng gần 1/3 so với cùng kỳ năm 2018, theo sau đó thị phần của Huawei nhanh chóng tăng thêm 10.6% lên mức kỷ lục 38%, dựa theo thông tin của công ty nghiên cứu Canalys. Trong khi đó, các lô hàng của đối thủ cạnh tranh và Apple ở thị trường này lại giảm mạnh.

Huawei đã cho nâng mục tiêu doanh số thuộc nhóm kinh doanh hàng tiêu dùng ở thị trường Trung Quốc, một nguồn tin thân cận cho biết, người này được ủy quyền để nói về vấn đề này và từ chối tiết lộ danh tính.

Trong công ty Huawei, các nhân viên gọi chiến dịch hiện tại với cái tên “Chế độ chiến đấu” và công ty này cũng đã đẩy mạnh việc mở cửa các cửa hàng mới bao gồm “Trung tâm Trải nghiệm” theo phong cách các cửa hàng của Apple, các nguồn tin thân cận khác cho biết. Tháng 07/2019, Huawei đã khai trương một Trung tâm Trải nghiệm ngay cạnh trụ sở chính ở phía Nam Trung Quốc, ngoài ra, một Trung tâm lớn hơn ở huyện Nam Sơn của thủ phủ công nghệ Thâm Quyến cũng sẽ được khai trương vào tháng 09/2019.

Các nhà phân tích cho rằng Huawei cũng đã chuyển những lô hàng điện thoại thông minh chưa được bán từ các khu vực khác về lại Trung Quốc và công ty này thậm chí còn đưa ra một vài chương trình siêu giảm giá ở cả thị trưởng trong và ngoài nước để tìm cách bù đắp cho việc doanh số sụt giảm ở thị trường châu Âu và Mỹ.

Huawei từ chối bình luận về những chiến lược tiếp thị và quản lý hàng tồn kho hay về doanh số mục tiêu ở thị trường Trung Quốc. Họ còn nhắc lại lời tuyên bố trước đây rằng họ không cố gắng kinh doanh dựa trên lòng yêu nước của nhân dân Trung Quốc.

Chương trình khuyến mãi của Huawei bao gồm các gói mua trả góp không lãi suất và chương trình xổ số với giải thưởng là những chiếc điện thoại thuộc dòng P30 và Mate cao cấp của Huawei. Các chuyên gia phân tích còn nói thêm rằng các sản phẩm thuộc ba dòng thương hiệu của Huawei – bao gồm Huawei, Nova và Honor – có số lượng đông hơn hẳn so với các đối thủ khác trong mọi phân khúc thị trường.

Các công ty như nhà bán lẻ hàng điện tử Trung Quốc Gome và các công ty nhỏ lẻ cũng sẵn lòng giúp Huawei một tay, bằng cách liên kết điện thoại Huawei với sự hỗ trợ của lòng yêu nước.

Fang Xia (38 tuổi), chủ một nhà hàng ở Thượng Hải, nói rằng bà cũng được thúc đẩy nên bảo vệ Huawei trước những tranh chấp của công ty này với Mỹ, vậy nên bà đã cho ra mắt chương trình bữa ăn đặc biệt dành cho các khách hàng.

“Nếu một bàn ăn có từ bốn khách trở lên sử dụng điện thoại thông minh Huawei sẽ được tặng miễn phí một dĩa Emperor Bullfrog (Ếch yêu tinh hoàng đế)”, đây là dòng quảng cáo của nhà hàng bà Fang, được biết một dĩa thịt ếch chín kỹ ở nhà hàng này có giá 88 Nhân dân tệ (12.50 USD).

Doanh số điện thoại thông minh ở nước ngoài của Huawei sụt giảm 28% trong quý 2/2019 so với quý trước, dựa theo dữ liệu của Canalys, nhưng tác động đầy đủ của lệnh cấm vẫn chưa hoàn toàn lộ diện.

Với cảnh báo cho rằng các sản phẩm của Huawei có thể là phương tiện được gián điệp Trung Quốc sử dụng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang yêu cầu tập đoàn Mỹ muốn làm ăn với Huawei phải có giấy phép đặc biệt. Câu trả lời của Chính phủ Mỹ về các loại giấy phép này sẽ được chuyển đến trong tuần này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết vào thứ Ba (30/07) tuần trước.

Trong một vài biện pháp khác nhằm đối phó với lệnh cấm không truy cập được vào các ứng dụng Android của Google, Huawei đang gia tăng nỗ lực nhằm phát triển hệ điều hành riêng có tên là Hongmeng. Công ty này đang lên kế hoạch cho ra mắt dòng điện thoại thông minh giá rẻ có sử dụng hệ điều hành Hongmeng vào quý 4/2019, Global Times đưa tin vào Chủ nhật (04/08).

Huawei từ chối bình luận về vấn đề trên. Trước đó, công ty này cho biết Hongmeng được thiết kế để dùng cho các sản phẩm internet và họ vẫn thích sử dụng hệ điều hành Android cho các dòng điện thoại thông minh hơn.

Thậm chí, trước khi Mỹ ra lệnh cấm, Huawei cũng đã có những bước tiến lớn ở Trung Quốc, dịch chuyển vào phân khúc thị trường cao hơn có phạm vi giá từ 500-800 USD và dần dần di chuyển sự yêu thích các sản phẩm Apple của khách hàng bằng cách cải thiện chất lượng máy ảnh của các dòng điện thoại Huawei.

“Bất cứ phân khúc nào, Huawei cũng có rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, nhiều hơn so với bất cứ thương hiệu nào khác”, Chuyên gia phân tích của Canalys Mo Jia cho biết, vị chuyên gia này miêu tả chiến lược của Huawei như một “vụ oanh tạc”.

Các đối thủ của Huawei đang hứng chịu tổn thương. Xiaomi nhận thấy doanh số ở thị trường Trung Quốc trong quý 2/2019 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2018, tương tự doanh số của Vivo giảm 19%, còn Oppo giảm 18%. Trong khi đó, doanh số của Apple giảm 14%, các chuyên gia phân tích và khách hàng Trung Quốc cho rằng hãng điện thoại Mỹ có thể còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Xiaomi, Apple, Oppo và Vivo đều từ chối bình luận về bài viết này.

Mặc dù Huawei đã xoay sở để đạt được nguồn động lực khổng lồ ở thị trường quê nhà, nhưng các chuyên gia phân tích đều nói rằng doanh số của Huawei ở thị trường Trung Quốc có lẽ không phải lúc nào cũng sẽ được như thế bởi vì họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm ra cách thay thế những linh kiện và phần mềm vốn phải nhập từ Mỹ.

“Nếu không có chuỗi cung ứng ban đầu, chúng tôi có thể thấy sự phát triển của Huawei đã bắt đầu chậm lại”, James Yan, Giám đốc nghiên cứu tại công ty Counterpoint Research, cho biết.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98