Khi gỗ không còn là kim chỉ nam cho nghệ thuật kiến trúc

30/08/2019 10:48
30-08-2019 10:48:03+07:00

Khi gỗ không còn là kim chỉ nam cho nghệ thuật kiến trúc

Gỗ, rừng, môi trường là những thứ gần đây được nhắc đến rất nhiều. Buồn thay, chủ đề chính của các câu chuyện lại xoay quanh việc rừng Amazon tại Brazil đang cháy dữ dội... do con người.

Các điểm cháy rừng tại Amazon.

Trong bao năm qua, con người cứ thản nhiên khai thác rừng Amazon, người ta chăm chăm bòn rút gỗ từ khu rừng mặc cho các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Giờ đây, khi sự việc rừng Amazon đang cháy từng giờ được nói đến thì mọi người mới bàng hoàng:

"Tại sao chúng ta lại thờ ơ với mẹ thiên nhiên đến vậy?"

Về với đời sống thường ngày, ý thức của người dân liệu có cải thiện sau khi biết được tình cảnh của Amazon? Điều dễ thấy là ai cũng đồng lòng bảo vệ môi trường trong thâm tâm nhưng thực tế, để tìm một vật liệu thay thế gỗ trong thời gian ngắn gần như bất khả thi. Đáng nói là sự bất khả thi ở đây không phải vì không có sản phẩm khác thay thế, mà là đối với ý thức của người dân. Mong muốn về “sự tiện lợi” đã vượt quá tình yêu đối với môi trường.

Ý thức của người tiêu dùng rất khó thay đổi. Chỉ với động tác bỏ vật dụng vào túi nilon chưa đầy một giây, một người đã vô thức bỏ qua những ý tưởng bảo vệ môi trường.

Thêm một ví dụ nữa là ống hút tre, sản phẩm này tại Việt Nam có nguồn cung và thậm chí xuất khẩu ra nhiều nước, nhưng chính chúng ta vẫn không thể bỏ thói quen dùng ống hút nhựa… đi kèm với ly nhựa.

Ống hút tre đã được xuất khẩu nhưng vẫn chưa được dùng rộng khắp tại Việt Nam.

Vậy còn gỗ thì sao?

Gỗ được dùng trong xây dựng kiến trúc qua bao thế hệ con người. Tại sao họ không dùng các bàn thủy tinh, sắt hay tấm PVC Foam? Có nhiều lý do, một trong số đó chính là “sự tiện lợi” khi mà gỗ có sẵn trong tự nhiên và dễ dàng khai thác. Người ta sẵn sàng bỏ qua các ưu điểm khác như tính nghệ thuật của thủy tinh, độ bền của sắt để đổi lấy “sự tiện lợi” đó.

Thế nhưng, tương lai của chúng ta lại phụ thuộc vào chính chúng ta. Tạo thói quen, thay đổi hành vi cho người tiêu dùng là cả một quá trình và đôi khi, các nhà sản xuất phải dám chịu lỗ để làm được điều đó. Đơn cử một vật liệu rất tiềm năng thay thế cho gỗ mà một số công ty như Vĩnh Khánh (HNX: VKC) đang phát triển là tấm PVC foam, hay còn gọi là tấm formex. Chúng ra đời để thay thế cho dòng gỗ công nghiệp và các tấm gỗ ép dễ thấm nước. Được cấu tạo từ nhựa, bột đá và các chất phụ gia liên kết, PVC foam có nhiều ưu điểm, nhờ đó được sử dụng trong nhiều hạng mục sản phẩm từ bàn ghế, tủ kệ, giá sách đến vách ngăn, ốp tường trang trí.

Tấm PVC foam được dùng để thay thế gỗ.

Tấm nhựa foam có trọng lượng nhẹ hơn so với gỗ công nghiệp, chỉ tương đương với nhựa hoặc meca, có lợi thế trong thi công các hạng mục ốp tường, trần. Nó không tạo áp lực lớn lên bề mặt thi công. Tấm nhựa này không thấm nước, chống ẩm 100%, được dùng nhiều trong ốp nhà tắm. Các tính chất về vật lý như cách nhiệt, cách điện tốt là ưu thế đặc trưng của dòng vật liệu nhựa foam. Tấm nhựa foam được bảo hành lên đến 20 năm, thời gian sử dụng trên 25 năm. Đây là chất liệu có độ bền cao, không bị oxy hóa hay xảy ra sự ăn mòn hóa học. Không chỉ vậy, tấm foam còn chịu được tác dụng lực lớn, đặc biệt là tấm formex trắng.

Nhược điểm duy nhất của tấm nhựa PVC foam là chưa thể so sánh với gỗ về ứng dụng làm đồ nội thất. Tấm nhựa này chưa có vẻ đẹp tự nhiên và không thể sử dụng vĩnh viễn.

Cách đây vài tháng, phong trào sử dụng lá chuối thay túi nilon xuất hiện. Tất nhiên, nó rất thú vị và đầy tinh thần vì môi trường, nhưng những tấm lá chuối đó thực sự vẫn chưa đủ “tiện lợi”. Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: "Liệu chúng có thay đổi được ý thức của người dùng không, hay lại chỉ là một phong trào nhất thời?"

Mỗi người trong chúng ta hãy bớt đi một chút “tiện lợi nhỏ” của bản thân, để chịu chung một phần “thử thách lớn” với trái đất… và cũng là cứu chính chúng ta. Hãy cùng chung tay để những cánh rừng Amazon không rơi vào cảnh chỉ còn được thấy qua phim ảnh.

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lời cảm ơn nhân Ngày Báo chí Cách mạng 21/6

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống (FiLi) xin trân trọng cảm ơn những lời chúc tốt đẹp...

Âm thầm kiểm tra, 500.000 tài khoản TikTok Shop 'có vấn đề' bị gỡ bỏ mỗi năm

TikTok Shop âm thầm đi mua các sản phẩm được bán trên chính sàn này, mang đi kiểm tra và gỡ tài khoản nếu có vi phạm.

Trước khi bị xác định là hàng giả, sữa HIUP được quảng cáo ‘nổ’ như thế nào?

Sữa HIUP từng được giới thiệu là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt tăng chiều cao và trí thông minh. Mặt hàng này đã được một số các nhân vật nổi tiếng như BTV Trần...

Bắt Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Z Holding sản xuất sữa giả

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Z Holding Hoàng Quang Thịnh cùng các đồng phạm sản xuất sữa không đảm bảo hàm lượng như đăng ký.

Không được phép giả dối với sự sống con người!

"Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!" – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày...

Vụ C.P. Việt Nam: Xem xét kỷ luật cán bộ đóng dấu ‘được lưu thông’ vào heo bệnh

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang đang xin ý kiến Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh thành lập hội đồng xem xét kỷ luật cán bộ đóng dấu ‘được lưu...

Hàng giả khó thoát

Việc mạnh tay xử lý hàng giả, hàng nhái là cơ hội lớn để thanh lọc thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đúng luật phát triển

'Thiên đường' hàng giả: Bán công khai rầm rộ, xử lý như ném đá ao bèo

Phải đến khi cơ quan công an vào cuộc triệt phá, hàng loạt tài khoản Tiktoker nổi tiếng mới bị phát lộ là kênh bán hàng giả, hàng nhái. Vấn đề đặt ra là trong thời...

Hơn 40% cơ sở dược và mỹ phẩm được kiểm tra phát hiện vi phạm

Sau 1 tháng triển khai đợt cao điểm về phòng chống hàng giả, hàng nhái, trong đó kiểm tra đột xuất 38 cơ sở trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm theo chỉ đạo của Thủ...

Quốc hội thông qua luật nghiêm cấm quảng cáo sai sự thật, gian dối chất lượng hàng hóa

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 18/6, với 408/420 đại biểu tán thành (chiếm 87.87%), Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98