Mỹ hoãn áp thuế, các chuyên gia nói gì?

14/08/2019 13:22
14-08-2019 13:22:14+07:00

Mỹ hoãn áp thuế, các chuyên gia nói gì?

Bằng việc trì hoãn áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc trong ngày thứ Ba (13/08), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy Mỹ có thể chịu “đau” đến mức nào và Trung Quốc có thể lấy đó làm lợi thế trong cuộc đàm phán, các chuyên gia trên Phố Wall cho biết.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh, ăn mừng khi Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh sách áp thuế bổ sung và trì hoãn áp thuế đối với một số mặt hàng đến giữa tháng 12/2019.

Chuyên gia bán khống Jim Chanos – đăng tweet dưới cái tên “Diogenes” – nói bóng gió rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể xem đây là dấu hiệu Mỹ có thể đã chịu đủ áp lực và nhún nhường.

“Vậy thì tại sao ông Tập không nên chờ đợi đến khi Nhà đàm phán Vĩ đại nhất Thế giới mãn nhiệm?. Ông Trump chỉ đang ‘đối phó’ với chính bản thân ông ấy thôi”, ông Chanos – nhà sáng lập và Đối tác quản lý tại Kynikos Associates – cho hay.

Văn bản thông báo từ USTR

Một số nhà đầu tư xem tuyên bố của Mỹ hôm thứ Ba (13/08) là tín hiệu cho thấy, mặc dù Nhà Trắng quả quyết cho rằng Trung Quốc sẽ hứng chịu tác động từ hàng rào thuế quan, nhưng thực sự thì cuộc thương chiến này đang gây tổn thương đến người tiêu dùng. Các sản phẩm trong nhóm được miễn áp thêm thuế như điện thoại di động, một số loại quần áo và trò chơi điện tử - vốn rất quan trọng trong thị trường tiêu dùng Mỹ, nhất là trong mùa lễ hội mua sắm. Vào ngày 01/08/2019, ông Trump thông báo hàng rào thuế quan 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2019.

Vào chiều ngày thứ Ba (13/08), ông Trump nói với các phóng viên rằng ông đã hoãn áp thuế đối với một số hàng hóa vì mùa Giáng sinh sắp tới. Tổng thống Mỹ cho biết ông làm vậy để phòng trường hợp hàng rào thuế quan tác động đến hoạt động mua sắm và việc trì hoãn áp thuế sẽ giúp rất nhiều người.

Kyle Bass, Chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ và nhà sáng lập quỹ Hayman Capital Management, cho biết, dựa trên động thái xuống thang căng thẳng hôm thứ Ba (13/08), “có vẻ như Tổng thống Trump đã nhún nhường”. Mặc dù ông Trump tỏ ra cứng rắn trong cuộc chiến thuế quan, nhưng ông Bass cho biết “cứ mỗi lần chứng khoán Mỹ rớt vài trăm điểm thì Tổng thống Mỹ lại lùi bước.

“Có vẻ như ông ấy không muốn giá iPhone tăng mạnh trước khi bước vào mùa Giáng sinh”, ông Bass nói với CNBC trong ngày thứ Ba (13/08). “Trung Quốc đang xem đây là một yếu điểm quan trọng của Mỹ”.

Trong khi đó, Trung Quốc chưa lần nào công khai sẽ lùi bước trong cuộc chiến thương mại. Tuần trước, Trung Quốc thông báo sẽ ngừng mua nông sản Mỹ. Ngoài ra, họ cũng đáp trả bằng cách áp thêm thuế lên hàng hóa Mỹ và để đồng Nhân dân tệ rớt ngưỡng quan trọng 7 đổi 1 USD.

John Rutledge, Giám đốc đầu tư tại Safanad, cho biết cuộc thương chiến đang gây tổn thương đến cả hai bên. Ông Rutledge nhận định, ở Trung Quốc, ông Tập cảm thấy buộc phải thể hiện sức mạnh trong cuộc chiến thương mại, trong khi Washington lại phải vật lộn với áp lực từ chính trị và những tổn thương đối với người tiêu dùng.

Thế nhưng, ông Rutledge cho rằng điều đó có thể sớm thay đổi, tùy thuộc vào việc ông Trump sẽ lắng nghe vị cố vấn thương mại nào tại thời điểm này.

“Đây là cuộc chiến giữa các vị cố vấn – bên nào có lý hơn sẽ chiếm ưu thế”, ông Rutledge đề cập đến Cố vân Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Cố vấn Thương mại Mỹ Peter Navarro.

Dù vậy, ông Rutledge cho biết gần như không thể đoán được bước đi kế tiếp của Nhà Trắng và nhà đầu tư nên xem đây là điều mang tính thời điểm.

“Chúng ta không nên ngoại suy hoặc đoán xu hướng”, ông Rutledge cho hay.

Những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ – là chứng khoán Mỹ mạnh mẽ và cứng rắn với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại – giờ lại rơi vào thế khó. Những sự không chắc chắn xoay quanh cuộc thương chiến đang gây áp lực lên thị trường tài chính. Chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên giao dịch tệ nhất năm 2019 vào ngày 05/08 sau khi Trung Quốc để Nhân dân tệ rớt ngưỡng 7 đổi 1 USD và thông báo ngừng mua nông sản Mỹ.

“Nhà Trắng hiện trì hoãn áp thuế và loại bỏ một số sản phẩm ra khỏi danh sách áp thuế bổ sung. Liệu có phải chính S&P 500 đang khiến ai đó phải nhún nhường?”, David Rosenberg, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Gluskin Sheff & Associates, cho biết trong một dòng tweet.

Bộ Thương mại Trung Quốc và Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lightizer và ông Mnuchin. Các cuộc đàm phán thương mại sẽ tiếp tục trong 2 tuần nữa. Theo hãng tin CGTN của Trung Quốc, lời kêu gọi đàm phán thương mại đến từ ông Lighthizer chứ không phải Trung Quốc.

Cho đến nay, nỗi đau trên chứng khoán Mỹ không tệ đến mức đó. Tại điểm thấp nhất trong làn sóng bán tháo vài ngày vừa qua, S&P 500 chỉ giảm hơn 6% so với kỷ lục.

“Diễn biến này có vẻ hơi tích cực, nhất là khi xét tới hàng loạt thông tin tiêu cực gần đây, nhưng chúng tôi vẫn cảnh báo rằng hãy xem việc hoãn áp thuế là nỗ lực bảo vệ một phần người tiêu dùng Mỹ trước khi vào mùa lễ, không hơn không kém”, Isaac Boltansky của Compass Point Research viết trong báo cáo gửi tới khách hàng. "Chúng tôi vẫn tiếp tục tin rằng một thỏa thuận thương mại sẽ không xuất hiện trước thềm bầu cử năm 2020".

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98