Mỹ thêm nhiều trung tâm R&D của Huawei vào danh sách đen

21/08/2019 15:49
21-08-2019 15:49:47+07:00

Mỹ thêm nhiều trung tâm R&D của Huawei vào danh sách đen

Washington đã thêm hơn 20% trung tâm R&D của Huawei vào danh sách đen về thương mại, nhắm ngay vào khả năng đổi mới của Huawei.

Ít nhất 11 cơ sở nghiên cứu trọng yếu của Huawei – bao gồm cơ sở ở Anh và Italy – đều nằm trong danh sách 46 công ty liên kết của Huawei vừa bị thêm vào danh sách đen của Mỹ, tức các công ty Mỹ không thể làm ăn với các công ty này trừ khi được cấp giấy phép đặc biệt.

Danh sách này được công bố trong ngày thứ Hai (19/08) khi Bộ Thương mại Mỹ vừa gia hạn thời gian nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei, cho phép “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc tiếp tục mua một số hàng hóa và dịch vụ từ các công ty Mỹ thêm 90 ngày.

Quyết định nhắm tới các cơ sở nghiên cứu càng làm gia tăng áp lực lên công ty công nghệ đầu tàu của Trung Quốc. Hơn 100 công ty liên kết của Huawei đã bị cấm giao dịch với các công ty Mỹ. Trước đó, chỉ có một trung tâm nghiên cứu của Huawei ở Bỉ góp mặt trong danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ.

“Điều này cho thấy Chính phủ Mỹ đang mở rộng quy mô kiểm soát đối với Huawei”, Chiu Shih-fang, Chuyên viên phân tích công nghệ kỳ cựu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, cho hay. Động thái này có thể làm chậm lại khả năng nghiên cứu và phát triển của Huawei nếu các cơ sở nghiên cứu này không thể tiếp cận với công nghệ Mỹ.

Trong số 11 cơ sở nghiên cứu mới bị thêm vào danh sách đen, có cả Viện nghiên cứu Milan và Trung tâm Quang tử Tích hợp ở Anh. Viện Milan là cơ sở nghiên cứu toàn cầu đầu tiên của Huawei, theo thông tin từ trang web, và có sự góp mặt của một trong những nhà khoa học đáng chú ý nhất của Huawei, Renato Lombardi, để nghiên cứu về công nghệ vi sóng vốn được sử dụng trong lĩnh vực thông tin di động và vệ tinh. Trong khi đó, Trung tâm Quang tử Tích hợp ở Anh lại chuyên về phát triển các thiết bị quang tử.

Các trung tâm nghiên cứu khác nằm ở Trung Quốc, bao gồm một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh – cơ sở thử nghiệm bộ định tuyến lớn nhất thế giới (theo lời của Huawei) – và Trung tâm Nghiên cứu Chengdu – nơi phát triển công nghệ lưu trữ.

Trong ngày thứ Ba (20/08), Huawei lên tiếng chỉ trích động thái của Bộ Thương mại Mỹ xuất phát từ động cơ chính trị. Huawei cho biết các nỗ lực “kìm hãm hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ không giúp Mỹ có được vị trí đi đầu trong công nghệ”.

Các nỗ lực không ngừng nghỉ về nghiên cứu và phát triển của Huawei đã giúp Công ty trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời thúc đẩy làn sóng tăng trưởng nhanh chóng

Trung tâm R&D đóng vai trò then chốt trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ của Huawei.

Gần 90,000 nhân viên đang làm việc ở các trung tâm nghiên cứu và phát triển, chiếm khoảng 45% tổng lực lượng lao động của Huawei. Trong năm 2018, Huawei chi ra 101.5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 14.37 tỷ USD) cho nghiên cứu và phát triển, chiếm 14.1% tổng doanh thu năm 2018. Trong 10 năm vừa qua, Huawei đã đầu tư hơn 480 tỷ Nhân dân tệ về nghiên cứu và phát triển.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...

Nhật Bản có thể tiếp tục tăng lãi suất sau dự báo mới nhất về lạm phát

Theo khảo sát, ngày càng nhiều hộ gia đình ở Nhật Bản dự báo lạm phát sẽ tăng trong vòng một năm tới, mở đường cho một đợt tăng lãi suất khác của BoJ trong năm nay.

Samsung đang lên kế hoạch cho dự án sản xuất chip 44 tỷ USD ở Mỹ

Samsung Electronics sắp hoàn tất khoản đầu tư 44 tỷ USD vào ngành sản xuất chip tại Mỹ ngay trong tuần tới - một dự án lớn khác cho thấy Washington đang nỗ lực đưa...

S&P Global Ratings cảnh báo số công ty vỡ nợ nhiều lần ngày càng gia tăng

Khoảng 35% tổng số vụ vỡ nợ trên toàn cầu trong năm 2023 là của các công ty đã từng vỡ nợ trước đó, tình trạng tái vỡ nợ gia tăng trong bối cảnh xu hướng vỡ nợ có...

Fed đối mặt câu hỏi có nên giảm lãi suất hay không?

Vào đầu năm, bức tranh vĩ mô có vẻ thuận lợi đối với quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Với lạm phát trên đà giảm tốc nhanh nhưng thị trường lao động của...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98