Nguyên nhân đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm hầu hết do phía Trung Quốc

10/08/2019 15:43
10-08-2019 15:43:54+07:00

Nguyên nhân đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm hầu hết do phía Trung Quốc

Bộ Giao thông vận tải cho biết như vậy trong công văn gửi đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri TP Hà Nội về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thi công chậm trễ, đội vốn.

Nguyên nhân đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm hầu hết do phía Trung Quốc - Ảnh 1.
Dù đã chạy thử đoàn tàu nhưng đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn dang dở, chưa hẹn ngày về đích - Ảnh: NAM TRẦN

Trước đó, Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển đến Bộ Giao thông vận tải kiến nghị của cử tri TP Hà Nội đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm đối với các dự án kéo dài thời gian, đội vốn như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và sớm đưa tuyến đường sắt này vào sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30-5-2008.

Dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, tổng thầu EPC do bên cho vay vốn chỉ định là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện. Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Quá trình triển khai thực hiện dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan. Trong đó, 7 nguyên nhân chủ quan gồm:

Thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật;

Chờ bên cho vay phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài;

Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án;

Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế;

Cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán; trong khi đây là lần đầu tiên tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam, dẫn đến công tác quản lý điều hành của tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập;

Công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11-5-2017 nhưng đến 28-12-2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25-4-2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án);

Các quy định và chế tài xử lý đối với họp đồng EPC còn chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó là 5 nguyên nhân khách quan được Bộ Giao thông vận tải nêu:

Công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm TP Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật;

Do yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện;

Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án;

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5-2014 ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện dự án (mất hơn 1 năm hạn chế các hoạt động xây dựng của tổng thầu);

Lạm phát trong giai đoạn thực hiện năm 2008 (chỉ số giá tiêu dùng CPI là 19,9%) và giai đoạn 2010-2011 (CPI lần lượt là 11,8% và 18,13%), tổng tỉ lệ lạm phát của riêng 3 năm này đã là 49,83%, ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng.

Về trách nhiệm của các bên liên quan, Bộ Giao thông vận tải nhận định: Dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án;

Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng là UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác này; Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây đựng.

Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải nhận định rằng thời gian qua, dù bộ này và các bên liên quan đã quyết liệt chỉ đạo nhưng dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn triển khai rất chậm, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành và có nguy cơ kéo dài, do một số nội dung tổng thầu không thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải cho biết các khó khăn vướng mắc của dự án đã được báo cáo Thủ tướng, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc để hỗ trợ chỉ đạo và có các giải pháp giải quyết nhằm đưa dự án vào vận hành khai thác trong thời gian sớm nhất.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của tổng thầu và các bên liên quan để xử lý, giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC.

Sau nhiều lần vỡ tiến độ đưa vào khai thác, ngày 20-9 -2018, Ban quản lý dự án đường sắt và tổng thầu EPC - Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc - đã chính thức vận hành thử toàn tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Thời gian vận hành thử liên động toàn bộ hệ thống từ đoàn tàu đến thiết bị dự kiến diễn ra trong 3 đến 6 tháng với mong muốn đưa dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đủ điều kiện vận hành thương mại trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 3-2019, đơn vị quản lý dự án cho biết khối lượng xây lắp của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành được 99%; tổng khối lượng vật tư, thiết bị đã về đến công trường đạt khoảng 99%; công tác thi công lắp đặt thiết bị đạt khoảng 90%, nhưng đến nay vẫn chưa hẹn ngày về đích.

TUẤN PHÙNG

Tuổi trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điều chỉnh quy hoạch TPHCM: Phát triển chung cư cao tầng chiếm tỷ trọng lớn

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 xác định phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới;...

KCN Tây Bắc Hồ Xá của Quang Anh Quảng Trị nâng vốn lên hơn ngàn tỷ, gia hạn tiến độ

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công...

Đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hơn 18 ngàn tỷ theo hình thức PPP

Lâm Đồng phê duyệt cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư hơn 18 ngàn tỷ đồng, với kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông Quốc lộ 20 và tạo đà...

Chân dung doanh nghiệp đề xuất đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam hơn 45 ngàn tỷ

Vidifi mới đây gửi đề xuất lên Chính phủ về việc đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam phía Bắc theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Vidifi - chủ đầu tư tuyến...

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp có đô thị mới rộng 2,900ha?

Chiều 03/06, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Đô thị mới Phước Hải, huyện Long Đất...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải đáp về phương án bỏ giấy phép xây dựng nhà ở

Đại diện từ Bộ Xây dựng nói rằng quan điểm Bộ là tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Thái Nguyên tìm nhà đầu tư cho khu công nghệ thông tin tập trung 3.5 ngàn tỷ

Dự án khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có diện tích gần 198ha, tổng mức đầu tư 3,500 tỷ đồng, được quy hoạch tại phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên và xã Nga...

Bộ Xây dựng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Bộ Xây dựng yêu cầu cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc các công...

Mở rộng sân bay Phú Quốc: Chính phủ giao tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ giao UBND tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư trong nước và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc bảo đảm phù hợp với...

Bình Định duyệt chi hơn 3.2 ngàn tỷ làm đường băng số 2 sân bay Phù Cát

UBND tỉnh Bình Định có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98