Ông Trump có những cách nào để ép các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc?

26/08/2019 10:04
26-08-2019 10:04:48+07:00

Ông Trump có những cách nào để ép các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc?

Vài giờ sau khi Trung Quốc thông báo thuế quan trả đũa đối với hàng hóa Mỹ vào ngày thứ Sáu (23/08), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho các công ty Mỹ “bắt đầu tìm kiếm biện pháp thay thế cho Trung Quốc, bao gồm cả việc mang cả công ty về quê nhà và sản xuất sản phẩm trên đất Mỹ”.

Tuy nhiên, liệu có dễ đến vậy? Các công ty Mỹ đã đầu tư tổng cộng 256 tỷ USD vào Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2017, cao hơn nhiều so với 140 tỷ USD mà các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào Mỹ, dựa theo ước tính của Viện nghiên cứu thuộc Rhodium Group.

Một vài công ty Mỹ đã và đang chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc trước cả khi cuộc chiến thương mại áp chồng thuế quan được khơi mào vào năm 2018. Nhưng việc hoàn toàn ngưng hoạt động và di chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ rất tốn thời gian. Hơn nữa, nhiều công ty Mỹ thuộc các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, dịch vụ và bán lẻ chắc chắn sẽ chống cự lại với cái áp lực bắt họ phải rời bỏ một thị trường không chỉ siêu lớn mà còn đang phát triển như Trung Quốc.

Không giống như Trung Quốc, Mỹ không có nền kinh tế được hoạch định một cách tập trung. Vậy thì Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra động thái pháp lý nào để khiến các công ty Mỹ phải đi theo yêu cầu của ông?

Ông Trump thật sự có một vài công cụ đầy quyền lực trong tay mà không cần thiết phải nhận được sự đồng ý của Quốc hội Mỹ:

Áp thêm thuế quan

Ông Trump có thể tiếp tục gia tăng những việc mà ông ấy đang làm, đó chính là việc gia tăng thuế quan nhằm vắt kiệt nguồn lợi nhuận của các công ty Mỹ ở Trung Quốc đến mức đủ khiến họ cảm thấy việc hoạt động ở Trung Quốc không còn đem lại chút giá trị nào nữa.

Vào ngày thứ Sáu (23/08) vừa qua, ông Trump đã áp thêm 5% chồng lên mức thuế quan 25% mà ông đã áp lên gần 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các mặt hàng chịu thuế bao gồm nguyên liệu thô, máy móc và hàng thành phẩm, mức thuế quan mới 30% sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/2019.

Ông Trump còn thông báo rằng mức thuế quan 10% vốn áp lên lô hàng tiêu dùng bổ sung trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc sẽ tăng lên thành 15%, mức thuế mới này sẽ được áp dụng vào hai đợt là ngày 01/09/2019 và ngày 15/12/2019.

Ngoài ra, để khiến cho việc mua linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc thêm đắt đỏ, việc tăng thuế quan còn trừng phạt các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa thông qua liên doanh ở Trung Quốc.

“Tình trạng khẩn cấp quốc gia”

Ông Trump có thể đối xử với Trung Quốc bằng cách mà ông đã đối phó với Iran và ra thêm các lệnh trừng phạt, trong đó có liên quan đến việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo một đạo luật năm 1977 được gọi là Đạo luật Quyền lực Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế, hay còn gọi là IEEPA.

Một khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố, đạo luật này sẽ trao cho ông Trump một quyền có thể ngăn chặn hoạt động của các công ty tư nhân hoặc thậm chí là toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, theo lời của một cựu quan chức liên bang kiêm chuyên gia pháp lý.

Ví dụ, bằng cách tuyên bố rằng việc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ đã tạo thành một tình trạng khẩn cấp quốc gia, thì ông Trump có thể ra lệnh cho các công ty Mỹ không được thực hiện một số giao dịch nhất định, chẳng hạn như mua các sản phẩm công nghệ Trung Quốc, dựa theo Tim Meyer – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Luật tại Trường Luật Vanderbilt ở Nashville.

Ông Trump đã từng sử dụng chiến lược tương tự vào đầu năm 2019 khi cho rằng việc nhập cư bất hợp pháp là một tình trạng khẩn cấp và ông còn đe dọa sẽ áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu của Mexico.

Các vị Cựu Tổng thống Mỹ đã từng dùng IEEPA để đóng băng các tài sản thuộc Chính phủ nước ngoài, ví dụ như cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào năm 1979 đã từng ngăn không cho tài sản thuộc sở hữu của Chính phủ Iran được phép lưu hành trong hệ thống tài chính của Mỹ.

“Chỉ cần khung sườn của IEEPA thôi cũng đã đủ rộng để khiến một thứ gì đó trở nên yếu đi”, ông Meyer nói.

Việc sử dụng IEEPA có thể tạo ra rủi ro ngoài ý muốn gây hại cho nền kinh tế Mỹ, theo Peter Harrell, Cựu quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm về các lệnh trừng phạt, hiện đang làm việc tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới. Các quan chức Mỹ sẽ cần phải đo lường sức nặng của tác động mà biện pháp trả đũa của Trung Quốc có thể mang lại và các công ty Mỹ sẽ phải chịu ảnh hưởng đến mức nào.

Việc sử dụng IEEPA còn có thể gây ra các thách thức pháp lý tại các tòa án ở Mỹ, Mark Wu, Giáo sư thương mại quốc tế tại Trường Luật Harvard, cho biết.

Kiểm soát quy trình liên bang

Một biện pháp khác ông Trump có thể dùng mà không cần nhờ đến Quốc hội Mỹ hành động là cấm các công ty Mỹ không được cạnh tranh các hợp đồng liên bang nếu như họ có hoạt động ở Trung Quốc, Bill Reinsch, Cố vấn cấp cao tại Viện nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, cho biết.

Biện pháp này có thể nhắm mục tiêu cụ thể vào các lĩnh vực nhất định bởi vì một bảng kê đặt hàng có khả năng sẽ gây tổn hại cho những công ty giống như Boeing, công ty này vừa là nhà sản xuất vũ khí quan trọng cho Lầu Năm Góc vừa là công ty xuất khẩu hàng đầu của Mỹ.

Boeing vừa khai trương nhà máy lắp ráp hoàn thiện mẫu máy bay 737 đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 12/2018, vốn là một vụ đầu tư chiến lược của Boeing nhằm xây dựng doanh số dẫn đầu thế giới vượt lên trên đối thủ đến từ châu Âu – Airbus của họ.

Cả Boeing và Airbus đều đã đặt chân vào Trung Quốc vì họ muốn giành lấy các đơn đặt hàng từ đất nước có thị trường hàng không phát triển nhanh này, thị trường này dự kiến sẽ vượt lên cả thị trường Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới trong 10 năm tới.

Đạo luật giao dịch với kẻ thù năm 1917

Một biện pháp còn kịch tính hơn nữa, mặc dù rất khó xảy ra, sẽ là áp dụng Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù, được Quốc hội Mỹ thông qua trong suốt thời kỳ Thế chiến thứ nhất.

Đạo luật này cho phép Tổng thống Mỹ quyền được điều chỉnh và trừng phạt thương mại với quốc gia mà Mỹ đang có chiến tranh. Ông Trump không có khả năng sẽ áp dụng đạo luật này bởi vì nó sẽ khiến cho những căng thẳng với Trung Quốc lên đến đỉnh điểm, ông Wu nói.

“Đó sẽ là một bước đi kịch tính hơn rất nhiều khi tuyên bố Trung Quốc là lực lượng thù địch mà Mỹ đang có chiến tranh, bởi vì vị Tổng thống đương nhiệm của Mỹ đã từng có lúc tán dương tình bạn và sự tôn trọng của ông dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”, ông Wu chia sẻ.

“Mặc dù IEEPA sẽ cho phép chính quyền của ông Trump thực hiện những hành động tương tự mà không phải trả giá lớn bằng ngoại giao, nhưng nó sẽ trở thành một tuyên bố công khai”.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98