Sếp lo "mất ghế" khiến doanh nghiệp nhà nước chậm cổ phần hoá

22/08/2019 16:00
22-08-2019 16:00:13+07:00

Sếp lo "mất ghế" khiến doanh nghiệp nhà nước chậm cổ phần hoá

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ ra rằng nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tâm lý "sợ mất ghế" dẫn đến việc cổ phần hoá chậm trễ.

93 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.

Sếp doanh nghiệp lo mất ghế

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước), từ năm 2016 đến nay, mặc dù công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Cụ thể, đến nay mới cổ phần hóa được 35/127 doanh nghiệp nhà nước, đạt 27,5%; hoàn thành thoái vốn được 88/405 doanh nghiệp, đạt 21,8% so với kế hoạch đặt ra cho cả giai đoạn 2016-2020.

Nói về các nguyên nhân khiến việc cổ phần hoá còn chậm, ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ ra rằng, thể chế, chính sách của chúng ta hiện nay còn nhiều lỗ hổng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, những vướng mắc trong quản lý đất đai cũng được xem là một nguyên nhân của tình trạng này.

Tuy nhiên, ông Long cho rằng, đây chưa hẳn đã là lý do chính. Lấy ví dụ, ông Long chỉ ra trường hợp của Tập đoàn Cao su với hàng trăm ngàn ha đất trải khắp từ Bắc đến Nam song doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện cổ phần hoá đúng tiến độ. Vì vậy, vai trò và sự quyết liệt của người đứng đầu doanh nghiệp hết sức quan trọng.

Ông Long thẳng thắn nhìn nhận, nhiều lãnh đạo còn tâm lý e ngại trong việc thực hiện thực chất đổi mới khi cổ phần hóa, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, tư tưởng yên vị vẫn còn.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng vẫn còn tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ. Tâm lý này phát sinh từ việc cơ chế, chính sách của chúng ta còn nhiều lỗ hổng, chưa rõ ràng.

Xử lý cả người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, phần lớn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa một thời gian đều có kết quả hoạt động tốt hơn trên nhiều mặt về doanh thu, lợi nhuận, quyền lợi cho người lao động…

Ông Trung nhận định, việc "sợ mất chỗ" sau cổ phần hoá chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ các cán bộ trình độ năng lực còn hạn chế.

Ngay từ giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu xử lý người đứng đầu doanh nghiệp không hoàn thành tiến độ cổ phần hoá. Sang giai đoạn 2016-2020, chỉ thị 04/2017 và chỉ thị 01/2019 đã xác định rõ trách nhiệm và có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm hành vi làm chậm tiến độ cổ phần hoá.

Song thực tế, việc xử lý người đứng đầu không hoàn thành cổ phần hoá theo tiến độ hầu như chưa có trường hợp nào. Đây là lý do khiến những người đứng đầu không cảm thấy e ngại.

"Tôi cho rằng, cần thực hiện nghiêm việc xử lý đối với người đứng đầu, không chỉ là người đứng đầu doanh nghiệp cổ phần hoá  mà còn cả người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu", ông Trung phân tích.

Ngoài ra, cần hoàn thiện quy định pháp luật, các thể chế về việc xử lý các hành vi làm chậm tiến độ cổ phần hoá để làm căn cứ thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 15.8, đã ký Quyết định phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Nhiều doanh nghiệp trong số này được đánh giá có tiềm lực "khủng", giá trị tài sản lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. 

Thuỳ Dung

Lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Mùa khô” IPO sắp kết thúc?

Sau giai đoạn dài vắng bóng, các thương vụ IPO, niêm yết, chuyển sàn được dự báo sẽ sôi động trở lại kể từ năm 2025, từ cả khối doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân...

Trùm chăn nuôi CP Foods muốn đẩy nhanh kế hoạch IPO tại Việt Nam

Nhà sản xuất thịt lớn nhất Thái Lan, Charoen Pokphand Foods (CP Foods, CPF), sẽ tăng tốc quá trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết đơn vị...

IPO kém sôi động, thoái vốn Nhà nước cũng “ế” khách năm 2024

Năm 2024 đã bước vào những ngày cuối cùng. Thị trường năm qua đã có nhiều biến động xảy ra, vui buồn đan xen. Một trong những vết gợn là sự ảm đạm trên thị trường...

SCIC sắp đấu giá thoái vốn tại chuỗi nhà thuốc Dược Khoa

Theo thông báo ngày 06/12, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) ra quyết định phê duyệt phương án bán cổ phần của SCIC tại CTCP Dược Khoa (DK...

SCIC muốn bán 25% vốn TTL, giá khởi điểm gần 223 tỷ đồng

Ngày 26/12/2024, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần Tổng Công ty Thăng Long – CTCP (HNX: TTL).

BW Industrial úp mở phương án IPO tại Việt Nam trong tương lai

BW Industrial là nhà phát triển bất động sản công nghiệp và logistics được quỹ đầu tư Warburg Pincus chống lưng. Công ty này xem kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu...

Sơn Hòa Bình cổ phần hóa nhưng không vội trở thành công ty đại chúng

Chiều ngày 29/11/2024, CTCP Sơn và Chất phủ Hòa Bình (HBP) có buổi công bố định hướng chiến lược mới, thay đổi trong tên định danh – hình thức tổ chức – logo nhận...

Thanh tra Chính phủ nêu sai phạm trong cổ phần hóa tại CIENCO 4

Ngày 22/11, Tranh tra Chính phủ (TTCP) công khai kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh...

Nhiều vi phạm trong cổ phần hoá Tổng công ty Tín Nghĩa ở Đồng Nai

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Tín...

“Ông lớn” Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HOSE

Với mục tiêu chuẩn bị cho những bước đột phá mới và thực hiện cam kết đối với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98