Ấn Độ có thể hưởng lợi gì từ thương chiến Mỹ-Trung?

20/09/2019 20:30
20-09-2019 20:30:00+07:00

Ấn Độ có thể hưởng lợi gì từ thương chiến Mỹ-Trung?

Ấn Độ có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhưng những cải cách cần thiết về đất đai và nguồn lực lao động có thể là thách thức đối với các công ty đang cố gắng kinh doanh tại nước này, các chuyên gia nói với CNBC.

Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến một số nhà sản xuất chuyển công việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh mức thuế cao hơn.

Kết quả là những quốc gia Đông Nam Á, như Việt Nam, được coi là “chiến thắng” trong sự dịch chuyển thương mại này. Và Ấn Độ cũng có thể là quốc gia được hưởng lợi.

″Ấn Độ có thể tăng dấu ấn thương mại giữa cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, đặc biệt là theo các loại hàng hóa mà Mỹ đã áp thuế đối với Trung Quốc”, Rao Radika, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng DBS Group của Singapore, viết trong một báo cáo tháng 8.

“Ngoài thương mại, sự chuyển hướng trong các dòng đầu tư là cơ hội mà Ấn Độ có thể hưởng lợi, vì nhà sản xuất tìm kiếm các nơi xuất xứ (hàng hóa) thay thế”, bà Rao nói thêm, ngụ ý điều đó có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào nước này.

Thị phần xuất khẩu toàn cầu của Ấn Độ hiện tương đối nhỏ.

Mặc dù dân số nước Đức nhỏ hơn gần 16 lần so với Ấn Độ, nhưng xuất khẩu của Đức chiếm 8.17% tổng lưu lượng thương mại thế giới trong năm 2017. So ra, xuất khẩu của Ấn Độ chỉ chiếm 1.68% thương mại thế giới trong năm đó.

Các lĩnh vực được hưởng lợi

Ba lĩnh vực hàng đầu ở Ấn Độ có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại là: Dược phẩm, hóa chất và kỹ thuật, bà Rao nói với CNBC trong một email.

Hiện tại, Ấn Độ đã có khả năng cạnh tranh trong các ngành này trên toàn cầu và có thể có lợi thế đáp ứng nhu cầu hơn nữa trong các lĩnh vực này, bà lưu ý.

Theo báo cáo tháng 07/2019 từ India Brand Equity Foundation (IBEF), ngành công nghiệp dược phẩm của quốc gia Nam Á này hiện cung cấp hơn một nửa nhu cầu vắc-xin thế giới và 25% nguồn thuốc tại Vương quốc Anh.

Ở lĩnh vực kỹ thuật, Ấn Độ là nhà sản xuất dụng cụ máy móc lớn thứ 12 thế giới trong năm 2017, một báo cáo riêng của IBEF cho biết. Nước này cũng xuất khẩu hơn 60% hàng hóa kỹ thuật sang Mỹ và châu Âu.

Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại IHS Markit, cho rằng lĩnh vực sản xuất cũng có thể hưởng lợi - đặc biệt là ngành dệt may, giày dép và điện tử.

Đó là vì hàng xuất khẩu từ Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi thuế quan có hiệu lực, và một số nhà sản xuất có thể chuyển việc sản xuất sang các nước châu Á khác - trong đó có Ấn Độ.

“Ấn Độ có thể được hưởng lợi từ xu hướng này trong trung hạn, khi các nhà sản xuất toàn cầu ngày càng tập trung vào thị trường tiêu dùng nội địa Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng”, Biswas nói.

Chẳng hạn, công ty Foxconn của Đài Loan - nhà sản xuất hàng điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, chuyên lắp ráp các sản phẩm của Apple - đã chuyển việc sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ trong năm nay. Điều này là để “đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất của họ, tránh phụ thuộc quá mức vào việc sản xuất ở Trung Quốc”, Biswas phân tích.

Nền kinh tế Ấn Độ có thể hưởng lợi 11 tỷ USD từ những dịch chuyển thương mại này, bà Rao viết trong báo cáo, trích dẫn những ước tính của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển.

Những thách thức cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở Ấn Độ hiện đối mặt với hai thách thức chính: Luật đất đai và các quy định về lao động.

Luật đất đai là “rào cản lớn nhất” đối với việc sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng, chuyên gia kinh tế Kunal Kundu của Societe Generale viết trong một email cho CNBC.

Luật đất đai hiện tại làm cho khu vực tư nhân khó có được không gian cho các đơn vị sản xuất, ông nói.

Đó là vì việc sở hữu đất đai bị “phân mảnh” ở một vài tiểu bang, và các công ty phải mất nhiều thời gian mới có được đất, hoặc khắc phục những vấn đề pháp lý có thể nảy sinh.

Một vấn đề khác là luật lao động ở Ấn Độ “cực kỳ phức tạp”, Kundu lưu ý. Chúng bao gồm khoảng 40 đạo luật và các công ty được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả. Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất.

Theo Kundu, cải cách về đất đai và lao động là hai trong số “những yếu tố quan trọng nhất của việc sản xuất”.

Do đó, ông cho rằng một chính sách việc làm quốc gia nên được trình bày rõ ràng - đặc biệt là chính sách cho phép các nhà sản xuất sa thải lao động trong những chu kỳ mà việc kinh doanh đi xuống.

Thu hút nhà đầu tư

Thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp cũng có thể là vấn đề, nhà kinh tế học Nomura Sonal Varma nói với CNBC.

Điều đó bao gồm việc kết nối các nhà máy sản xuất với đường sá và hải cảng, cũng như đảm bảo nguồn điện có sẵn.

Chính phủ đã tìm cách cải thiện một số chính sách này, nhưng sẽ mất một thời gian trước khi chúng có thể được hiện thực hóa đầy đủ. Họ cũng đang cố gắng thúc đẩy cơ sở hạ tầng và đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ thông qua ngân sách lên tới hàng tỷ USD.

Những cải cách chính sách hồi tháng 8 được coi là bước tiến cho việc đầu tư. Ví dụ, Chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận 100% vốn đầu tư nước ngoài trong khai thác than và nới lỏng các quy tắc trong sản xuất theo hợp đồng và bán lẻ.

“Ấn Độ cần phải tiến nhanh, thông qua các chính sách đổi mới và tập trung rõ ràng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và làm khẩn cấp”, Kundu nói.

Cần nhiều thay đổi hơn đối với các luật hiện hành trước khi Ấn Độ có thể “gặt hái” toàn bộ lợi ích của các khoản đầu tư này để thúc đẩy nền kinh tế.

Vì Ấn Độ là một quốc gia lớn nên nhiều luật được kiểm soát bởi chính phủ tiểu bang - chứ không phải bởi chính quyền trung ương, Varma nói. “Những thay đổi không chỉ từ trên chính quyền trung ương xuống, mà còn từ dưới các chính phủ tiểu bang khác nhau lên”.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98