"Bò nuôi ở Lào đem về Việt Nam vắt sữa có được ghi là sữa Việt?"

25/09/2019 21:03
25-09-2019 21:03:11+07:00

"Bò nuôi ở Lào đem về Việt Nam vắt sữa có được ghi là sữa Việt?"

Nhiều ví dụ được nêu ra cho thấy việc ghi nhãn thế nào là hàng Việt vẫn khiến doanh nghiệp mơ hồ, như việc nuôi bò ở Lào, sau đó đưa về Việt Nam vắt sữa thì có được ghi là sữa Việt.

'Bò nuôi ở Lào đem về Việt Nam vắt sữa có được ghi là sữa Việt'?
Vẫn lúng túng với quy định thế nào là hàng Việt Nam
Ảnh Ngọc Thắng

Tại hội thảo cho ý kiến về dự thảo thông tư cách xác định hàng hoá của Việt Nam lưu thông trên thị trường nội địa được Bộ Công thương tổ chức hôm nay (25.9), hàng loạt ví dụ đã được nêu ra cho thấy việc việc ghi nhãn thế nào là hàng Việt vẫn khiến nhiều doanh nghiệp mơ hồ, băn khoăn.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, dẫn quy định tại dự thảo về hàm lượng giá trị gia tăng trên 30% thì được dán nhãn sản xuất tại Việt Nam để thắc mắc: "Vậy như sữa bột cho trẻ em, nguyên liệu bột nhập khẩu về nhưng công thức để tạo ra dòng sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt thì phải thuê nhà nghiên cứu với hàm lượng chất xám rất cao nhưng hàm lượng nguyên liệu đầu vào thì có lẽ không đạt trên 30%, lúc đó chúng tôi có được dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam?"

Ông Trung tiếp tục lấy ví dụ nêu lên sự băn khoăn của mình: “Doanh nghiệp có bò nuôi ở Lào, Campuchia rồi chở về Việt Nam vắt sữa, quy trình quản lý tất cả là của Việt Nam thì nhãn dán thế nào. Hay nguyên liệu nhập Úc, Mỹ mà doanh nghiệp lợi dụng để ghi là sữa Mỹ, sữa New Zealand thì người tiêu dùng Việt Nam rất thích”.

Tương tự, bà Bùi Thị Thuỳ Dương, chuyên viên nhãn hàng hoá đến từ Bộ Khoa học - Công nghệ, cũng dẫn quy định “hàng hoá gia công đơn giản thì không được coi là hàng Việt Nam” tại dự thảo và đặt vấn đề: "Thế nào là quá trình gia công đơn giản, bởi nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Mỹ về phối trộn, cho phụ gia vào và trên thực tế việc này làm thay đổi bản chất hàng hoá, chất lượng hàng hoá thì không thể gọi là đơn giản nữa. Do đó, nếu không được dán nhãn hàng Việt Nam thì doanh nghiệp có thể ghi là xuất xứ Mỹ. Mà người tiêu dùng Việt hay sính ngoại, nên dán nhãn hàng Mỹ thì doanh nghiệp lợi quá, mặc dù quá trình phối trộn này làm cho chất lượng sản phẩm không còn như hàng phối trộn ở Mỹ”, bà Dương dẫn chứng và cho rằng, ở điểm này nên thòng thêm cụm từ “gia công chế biến nhưng không làm thay đổi cơ bản bản chất, chất lượng của hàng hoá”.

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, nếu doanh nghiệp nội nhập cá coi Nhật về, sau đó cá coi này sinh ra cá coi con thì xác định cá coi con là “cá Việt Nam” hay “cá coi Nhật Bản”?

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, chỉ khi nào sữa tươi đó thu được trên lãnh thổ Việt Nam, sản phẩm sữa đó mới được coi là sữa Việt Nam. Nếu nhập khẩu nguyên liệu về, giá trị gia tăng tạo ra ở trong nước dưới 30% thì doanh nghiệp nên ghi xuất xứ theo hiểu biết tốt nhất của mình (mà Nghị định 43 đã quy định).

Nói về giá trị chất xám để tính hàm lượng giá trị gia tăng, ông Khánh thừa nhận rằng rất khó đánh giá, định lượng. “Những sản phẩm có chất xám mà có giá trị, thì thông thường sẽ làm đăng ký bản quyền cho sản phẩm chứa chất xám đó. Sau khi có bản quyền và quyền sở hữu với bằng phát minh sáng chế đó, chúng ta mới tính giá trị của chất xám đó. Còn nếu nói chất xám chung chung rất khó, anh có thể nói công thức phát minh ra loại sữa này rất tốn tiền nhưng điều gì chứng minh”, ông Khánh đặt ngược vấn đề.

Chí Hiếu

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98