Bờ sông Sài Gòn đang bị "băm nát" làm của riêng

11/09/2019 06:54
11-09-2019 06:54:08+07:00

Bờ sông Sài Gòn đang bị "băm nát" làm của riêng

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

Bờ sông Sài Gòn đang bị ‘băm nát’ làm của riêng

Chiều 10-9, Sở QH&KT TP.HCM tổ chức hội thảo “Quy hoạch và phát triển bờ kè sông Sài Gòn, sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn chỉnh cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025”.

Lấn bờ sông vô tội vạ

Sông Sài Gòn cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt lâu nay được xem như nét đặc trưng của TP.HCM. Chính vì vậy, việc giữ gìn bờ sông là một trong những vấn đề được chính quyền và người dân rất quan tâm. Thế nhưng những năm qua đã có nhiều dự án vẫn cố lấn chiếm hành lang an toàn sông.

Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 10-9, ở đoạn sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi (quận Thủ Đức) dọc qua khu Thảo Điền (quận 2) và đoạn sông quanh bán đảo Thanh Đa… tình trạng chiếm hành lang an toàn sông đang diễn ra vô tội vạ.

“Xuôi theo dòng từ cầu Bình Lợi qua cầu Sài Gòn là tới khu biệt thự Thảo Điền. Ở đó đầy rẫy những dự án, biệt thự san sát sông” - ông Nguyễn Văn Chúc, người dân gắn bó với sông Sài Gòn từ nhỏ cho biết.

Thảo Điền hiện ra trước mắt chúng tôi với hàng loạt biệt thự xen lẫn dự án san sát bờ sông. Nhiều căn biệt thự còn làm hàng rào ngay mép sông, thậm chí có căn làm hẳn một bến thuyền như thể “biệt khu” nhà mình.

Xuôi về cuối khu Thảo Điền, chúng tôi tận mắt thấy hai xà lan với cần cẩu đang làm một công trình xây dựng nào đó, tuyệt nhiên không có đoạn lùi để bảo vệ hành lang an toàn sông.

Tiếp tục đi xung quanh bán đảo Thanh Đa, phía đối diện bán đảo là dãy dự án, nhiều chỗ không tìm thấy hành lang bảo vệ sông Sài Gòn ở đâu. “Con sông uốn lượn đang thay đổi từng ngày, đôi bờ đang bị lấn chiếm rất nhiều, không còn quang cảnh như xưa” - ông Chúc nói.

Theo báo cáo của Sở QH-KT TP.HCM (cuối năm 2018), cả tuyến sông Sài Gòn có 83 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở; khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại-dịch vụ; khu công viên kết hợp vui chơi giải trí, với diện tích thống kê chưa đầy đủ hơn 454 ha.

Sà lan đang cắm cọc sát bờ sông Sài Gòn để thi công dự án. Ảnh: KIÊN CƯỜNG

Cần xử lý việc lấn chiếm trái phép

Về vấn đề các dự án đang “băm nát” bờ sông Sài Gòn như trên, tại hội thảo chiều 10-9, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở QH-KT, cho biết: Hiện nay tình trạng lấn chiếm hành lang bờ sông để sử dụng vào mục đích cá nhân, xây dựng bến neo đậu canô, tàu bè, kinh doanh nhà hàng, quán ăn,… còn phổ biến. Nhất là những khu vực có mật độ đô thị hóa cao nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

Theo ông Nhã, các quận, huyện cần phải tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát, xử lý những trường hợp lấn sông trái phép. Đồng thời, phải cương quyết không để xảy ra những trường hợp lấn chiếm trái phép trong thời gian tới. Đối với việc lấn chiếm ảnh hưởng đến dòng chảy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các cơ quan, ban, ngành cần có ý kiến để xử lý triệt để.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nhận định: Những dự án lấn chiếm trái phép kênh rạch cần bị xử lý theo quy định pháp luật. Còn đối với những dự án do lịch sử để lại, trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải có giải pháp chấp nhận sự tồn tại đó. Tuy nhiên, về mặt định hướng lâu dài, chúng ta phải có những giải pháp như thương lượng với chủ đầu tư để có những điều chỉnh thích hợp.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đánh giá: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch có vai trò quan trọng trong sự phát triển của TP. Tuy nhiên, TP đang đối mặt với nhiều thách thức như hệ thống quản lý chưa đồng bộ khiến các bờ sông đang bị lấn chiếm, xây dựng nhiều dự án cao tầng, sự biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa gây nên tình trạng sạt lở, sụt lún;… Do đó, cần đặt ra các giải pháp ứng phó và phát huy tiềm năng của phần không gian dọc các sông, rạch.

Sông nước TP.HCM là tài nguyên đặc biệt

Phát biểu tại hội thảo chiều 10-9, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao hiệu quả của hội thảo. Bởi theo Bí thư, đây là một trong tám hội thảo mà TP có kế hoạch tổ chức năm nay để phục vụ cho đại hội Đảng bộ, cho sự phát triển của TP trong 10 năm tới.

Nói về quy hoạch làm kè bờ sông, Bí thư nhận định sông nước của TP.HCM là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt. Đây là tiền đề để TP phát triển trong quá khứ và để sử dụng phát triển trong tương lai. Điều kiện này không phải tự phát mà phải có quy hoạch khai thác bờ kè sông và sử dụng đất ven sông.

“Khi có bờ kè sông, có quy hoạch thì giá đất ven sông sẽ lên hẳn, đó là nguồn tài nguyên tài chính để tái đầu tư, dùng quỹ đất ven sông để tái đầu tư ven sông” - Bí thư đánh giá.

Ngoài ra, theo Bí thư Nhân, TP phải học tập kinh nghiệm các nước, phải quy hoạch bờ kè bờ sông và sử dụng đất ven sông với kinh nghiệm mới nhất, tránh để xảy ra sai lầm. Làm bờ kè sông phải đa chức năng, vừa để ngăn nước vừa vui chơi, vừa là đường giao thông vừa là công trình khác.

“Ngoài ra, chúng ta cần giới thiệu một số bài học, mô hình ở TP đang làm về vấn đề quy hoạch bờ kè sông và phát triển trên sông vừa qua như thế nào. Đã gặp khó khăn, thuận lợi gì” - Bí thư đặt vấn đề.

T.SANG - N.CHÂU

KIÊN CƯỜNG - NGUYỄN CHÂU

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Huyện Cần Giờ đã có kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Cần Giờ đã được UBND TP HCM phê duyệt. Huyện có gần 200 ha đất đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

5 gói thầu lớn dự án sân bay Long Thành sắp được đấu thầu

Theo chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV), sẽ có thêm 5 gói thầu thuộc dự án được đấu thầu...

Bắc Giang sắp xây dựng thêm khu công nghiệp rộng 170ha

Khu công nghiệp Thái Đào - Tân An ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Phương án sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, sắp xếp 94 xã ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Vinh và sắp xếp 94 đơn vị hành chính cấp xã còn 45 đơn vị.

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên-Túy Loan, thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông TP. Đà Nẵng có chiều dài 11,5 km, được khởi công từ tháng 9/2023. Tuy...

Ai trúng thầu dự án cao tốc hơn 11 ngàn tỷ đồng tại Lạng Sơn?

Liên danh CTCP Xây dựng Đèo Cả, CTCP Tập đoàn Đèo Cả, CTCP Xây dựng công trình 568 và CTCP Lizen (HOSE: LCG) là nhà đầu tư trúng thầu dự án tuyến cao tốc cửa khẩu...

Đề xuất lấy đất quy hoạch công viên tại Khu đô thị Thủ Thiêm làm sân tập golf

Khu đất đề xuất xây dựng sân tập golf tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là đất công viên cây xanh, hiện trạng đã giải phóng mặt bằng, đang để trống.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án tối ưu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 9/4/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần...

Phấn đấu khởi công cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong năm nay

Theo Sở GTVT TP.HCM, với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài TP.HCM đặt mục tiêu khởi công trong năm nay hoặc muộn nhất là 30-4-2025.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 01/04/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98