Chính phủ sẽ quyết định nơi đặt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

09/09/2019 16:40
09-09-2019 16:40:05+07:00

Chính phủ sẽ quyết định nơi đặt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Có ý kiến đề nghị quy định Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đặt tại trung tâm tài chính của đất nước, nhưng câu hỏi “hiện tại đâu là trung tâm tài chính của Việt Nam” lại đang khó trả lời.

Chính phủ sẽ quyết định nơi đặt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 9-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo một số vấn đề lớn về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Thường trực Ủy ban Kinh tế khẳng định vai trò chỉ đạo, chi phối của Nhà nước tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là rất cần thiết bởi những biến động về thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia.

Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định "Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp". Theo phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, lần này luật khẳng định Sở giao dịch là doanh nghiệp nhà nước cho rõ thôi, chứ bản thân nó đã là doanh nghiệp nhà nước rồi.

Đối với việc đặt Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tại Hà Nội hay TP.HCM, trước đây từng có ý kiến đề nghị luật quy định "đặt tại trung tâm tài chính của Việt Nam", nhưng câu hỏi được một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu lên là "hiện nay trung tâm tài chính của Việt Nam ở đâu" lại khó trả lời.

Do đó, ông Phùng Quốc Hiển đề nghị giao Chính phủ quyết định nơi đặt Sở giao dịch này.

Về địa vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo cho thấy đây là "cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật".

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Chính phủ đề nghị lập thêm quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương (bên cạnh các quỹ đang được lập tại địa phương), lý do được bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải thích là do quỹ ở cấp tỉnh có một số vướng mắc trong hoạt động.

"Hiện cả nước có 61/63 tỉnh, TP lập quỹ này, thu được 2.500 tỉ đồng nhưng mới chi được 1.000 tỉ đồng, còn lại 1.500 tỉ đồng chưa chi được, do đó cần lập quỹ ở Trung ương để điều phối.

Hơn nữa, có một số tổ chức quốc tế viện trợ cho Việt Nam nhưng đang không có cơ quan đứng ra tiếp nhận, ví dụ UNDP tài trợ 16,2 triệu USD nhưng đang phải nhận bằng con đường ODA, dẫn đến mất thời gian 2 năm mới giải ngân được", bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Đồng tình với sự cần thiết lập quỹ ở Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý phải quy định rõ nguyên tắc của việc điều phối, điều hoà sử dụng quỹ, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu công bằng dẫn đến sự tâm tư giữa các địa phương.

LÊ KIÊN

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch UBCKNN: "Nghị quyết 68 tạo hiệu ứng lan tỏa tới doanh nghiệp niêm yết"

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch UBCKNN cho rằng Nghị quyết 68-NQ/TW cùng loạt văn bản cụ thể hóa vừa ban hành đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt với cộng...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nơi nào làm tốt và hiệu quả nhất thì giao quyền

Bộ Tài chính đang tích cực lấy ý kiến về các dự thảo Nghị định, Thông tư nhằm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài chính. Với sự tham gia của 63 tỉnh, thành...

Lý do thị trường vốn, tài chính Việt Nam bị giảm lợi thế cạnh tranh

Vừa qua, trước tác động chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều công ty cổ phần muốn mua lại cổ phiếu của chính mình nhằm bảo toàn giá trị tài sản và có thể bán ra...

Nhà đầu tư đã hiểu rõ về KRX?

Ngày 05/05/2025, HOSE chính thức đưa vào vận hành hệ thống công nghệ KRX với hàng loạt thay đổi về lệnh giao dịch, thời gian giao dịch, room ngoại, giao dịch lô lẻ…...

Thao túng và giao dịch nội gián tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Bộ Tài chính đề xuất mức phạt từ 1.5 - 2 tỷ đồng cho 5 hành vi được coi là thao túng thị trường tài sản mã hóa và giao dịch nội gián.

Sửa quy định phạt hành chính lĩnh vực chứng khoán: Tăng nặng chế tài với nhiều vi phạm

Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm...

Xây dựng quy định xử phạt vi phạm hành chính về tài sản mã hóa

Để đảm bảo thực thi dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước...

Thứ trưởng Bộ Tài chính: "Nâng hạng TTCK giống như thi giọng hát, vừa cần giám khảo, vừa cần khán giả"

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, ngoài việc đáp ứng đầy đủ 9 tiêu chí kỹ thuật, thị trường chứng khoán Việt Nam còn cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhà đầu tư quốc tế để...

HOSE: Hệ thống KRX sẵn sàng mở cửa giao dịch ngày 05/05, nhà thầu cử 40 chuyên gia túc trực

“Theo báo cáo của các đơn vị, công tác chuyển đổi sang Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán đã hoàn tất. Các thành viên thị trường cũng đã...

Bộ Tài chính ban hành thông tư sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán

Thông tư 18 sửa đổi, bổ sung một số quy định mới để hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán diễn ra thông suốt, an toàn, vừa phù hợp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98