Coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, xuất khẩu nông thủy sản có thể nhận "trái đắng"

14/09/2019 10:02
14-09-2019 10:02:03+07:00

Coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, xuất khẩu nông thủy sản có thể nhận "trái đắng"

Theo đại diện Bộ Công Thương, doanh nghiệp, người sản xuất vẫn còn tư duy coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, dẫn đến việc sản xuất chạy theo số lượng, chất lượng thấp, giá trị gia tăng thấp.

Ngày 13-9, tại hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi, đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hàng nông sản Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới.

Mặc dù trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, nhưng doanh nghiệp, người sản xuất vẫn còn tư duy Trung Quốc là thị trường dễ tính, dẫn đến việc sản xuất chạy theo số lượng, chất lượng thấp, giá trị gia tăng thấp.

"Đáng nói, sản xuất trong nước không quan tâm đến dung lượng thị trường, nhu cầu, thị hiếu của Trung Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp, người nông dân còn có tâm lý Trung Quốc là chợ biên giới, nên thường sau khi sản xuất xong là mang hàng lên biên giới mới tìm người mua, thiếu sự kết nối giữa người bán - người mua"- bà Lê Hoàng Oanh cho hay.

Coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, xuất khẩu nông thủy sản nhận trái đắng - Ảnh 1.
Hàng trăm xe dưa hấu, thanh long ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh, xe chở nông sản đậu chật kín trong kho bãi của cửa khẩu Tân Thanh - Ảnh: Văn Duẩn

Đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên không quan tâm đến nhu cầu, tiêu chuẩn, bao bì nhãn mác rất tùy tiện, thậm chí là bọc lót thô sơ bằng rơm rạ. "Có những trường hợp đưa hàng lên biên giới rồi mới tìm đối tác, chuẩn bị các khâu đóng gói, bao bì"- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi nêu ví dụ.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam trong 8 tháng đạt 16,6 tỉ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản, Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong thời gian qua.

Lý giải về nguyên nhân, ông Hải cho biết từ khoảng giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu.

"Điều này đã phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu nông thủy sản của ta sang thị trường Trung Quốc, bên cạnh yếu tố về cung cầu thị trường như đối với một số mặt hàng cụ thể như gạo, sắn… Chưa kể, tập quán làm ăn manh mún cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc"- ông Hải nói.

Bà Lê Hoàng Oanh khuyến nghị các doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất theo quy hoạch, căn cứ theo nhu cầu, dung lượng thị trường, mùa vụ. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại thị trường Trung Quốc, xây dựng kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa tại Trung Quốc.

Theo bà Oanh, tư duy xuất khẩu nông thủy sản cũng phải thay đổi theo hướng giảm dần, tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng, độ an toàn, mẫu mã sản phẩm; đáp ứng đầy đủ, quy định, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký nhà xưởng, vùng trồng.

Minh Chiến

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Vì sao giá cà phê tăng phi mã?

Giá cà phê Robusta nội địa lên đến 92.000 đồng/kg là ngoài dự đoán của các chuyên gia.

Thủ tướng kỳ vọng đột phá hợp tác kinh tế nông nghiệp với New Zealand

Sáng 10/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm PFR New Zealand - trung tâm nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển của ngành cây trồng, thực phẩm… thông qua việc thương mại...

Vì sao giá lúa gạo giảm?

Với giá lúa hiện nay người dân có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội Tài chính đã công bố (khoảng 4.000 đồng/kg). Thực tế, giá lúa đã giảm trên nền...

Giá cà phê vượt 90.000 đồng/kg, mức cao chưa từng có

Giá cà phê hôm nay (8/3) tiếp tục tăng cao từ 1.800 - 2.300 đồng/kg, vượt mốc 90.000 đồng/kg, mức cao chưa từng có. Điều này giúp nông dân phấn khởi khi có vụ thu...

Giá cà phê liên tục lập kỷ lục, nông dân ngủ mơ cũng thấy cà phê tăng giá

Giá cà phê trong nước đã liên tục lập kỷ lục đến nỗi dân trong ngành phải thốt lên “cứ mở mắt thấy cà phê tăng giá”.

Xuất khẩu gạo: Định vị thương hiệu để nâng giá trị tại thị trường quốc tế

Mặc dù gạo Việt Nam đã xuất khẩu được vào một số thị trường khó tính trên thế giới nhưng để trở thành thương hiệu mạnh và nói đến gạo là nghĩ ngay đến Việt Nam thì...

Nhu cầu chăm bón cho lúa ở mức thấp khiến giá phân bón giảm nhẹ

Với nhu cầu chăm bón cho lúa vẫn ở mức thấp nên giá ure được các thương nhân và đại lý chào bán giảm nhẹ từ 50-100 đồng/kg so với tuần trước.

Giá cà phê cao kỷ lục, nông dân thắng lớn

Những ngày này, người trồng cà phê khắp cả nước rất phấn khởi bởi mức giá của mặt hàng này cao kỷ lục, hơn 80.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước...

Vinafood 1: Giá lúa hiện nay giảm thì người dân vẫn có lãi khoảng 60%

Từ giữa tháng 1 tới nay, giá lúa giảm xuống mức 7,300-7,800 đồng/kg, nhưng vẫn cao hơn so với các vụ trước và người dân vẫn có lãi khoảng 60%, theo giá thành sản...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98