Hai kiểu "mơ" của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

10/09/2019 13:27
10-09-2019 13:27:16+07:00

Hai kiểu "mơ" của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước mơ được quyền tự quyết như tư nhân trong khi khối này lại muốn cơ chế, chính sách hỗ trợ như nhóm nhà nước.

"Cả hai khu vực này đều hoạt động theo cơ chế thị trường, trên cùng một mặt bằng pháp luật chung, tại sao họ mơ hai giấc mơ khác nhau", ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế trung ương đặt câu hỏi như vậy tại hội nghị về thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ngày 9/9.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Thực tế, theo ông Bình, không phải lĩnh vực nào nhà nước làm tư nhân cũng muốn tham gia. Khi ra quyết định đầu tư, nhóm này sẽ căn cứ vào hiệu quả hoạt động, không phải dự án nào cũng chấp nhận làm, còn doanh nghiệp nhà nước trong nhiều trường hợp, phải làm người đi đầu dù không chắc sẽ hiệu quả. 

Như dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai, nhiều doanh nghiệp tư nhân khi được mời tham gia, khảo sát đều nói, nếu làm, không khác gì "vứt tiền qua cửa sổ". "Rất nhiều lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân không muốn làm, không thể làm thì ai làm, mà đây đều là các lĩnh vực rất quan trọng", ông Bình nói và nhấn mạnh, các chính sách hỗ trợ, những thứ mà doanh nghiệp tư nhân "mơ" không cho tất cả doanh nghiệp nhà nước mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực đặc thù.

Doanh nghiệp nhà nước, về bản chất, cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng cần làm rõ sự khác biệt giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường và doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục đích công ích. 

"Những nhiệm vụ kinh doanh hàng hoá dịch vụ thông thường phải theo cơ chế cạnh tranh thị trường. Điều này là đương nhiên. Nhưng khi thực hiện chức năng cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích nếu phải chịu thiệt hại thì nhà nước phải tính đúng, tính đủ các chí phí và có chính sách hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả kinh tế", ông Bình nhận định.

Còn với doanh nghiệp nhà nước, "giấc mơ" của khối này là được quyền tự quyết như doanh nghiệp tư nhân. 

"Trước đây, sở hữu vốn Nhà nước do Bộ ngành đứng ra đại diện và quản lý, hay còn gọi là vừa đá bóng vừa thổi còi. Cha mẹ nào chả muốn con mình hay, xấu che lại tốt khoe ra", ông Bình nói nhưng cũng nhấn mạnh, chính điều này cũng khiến hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước bị nhiều trói buộc.

Nghị quyết 12 của Đảng về vấn đề tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này, trong đó yêu cầu tách bạch, chức năng chủ sở hữu tài sản với chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên việc triển khai còn nhiều bất cập.

Sự khác biệt giữa khối tư nhân và nhà nước còn nằm ở vai trò trong cơ cấu nền kinh tế. Có ý kiến cho rằng vị thế của khu vực kinh tế Nhà nước cũng đang trên đà suy giảm, thể hiện bởi con số tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu thấp hơn nhiều khối tư nhân. Ví dụ hai quý đầu năm nay, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty chỉ tăng 6%, còn lợi nhuận trước thuế tăng 0,4%. Người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, vai trò then chốt không phải ở số lượng, hay tham gia ở mọi mặt của thị trường.

"Có rất nhiều người vẫn hiểu kinh tế Nhà nước phải ôm tất, làm tất mới là chủ đạo. Điều này không đúng, chủ đạo là con đường chính chứ không phải là tất cả. Cũng giống như một căn nhà, có cửa, có khóa. Chính khóa mới là yếu tố bảo vệ căn nhà, đó cũng như là nhiệm vụ của khu vực kinh tế Nhà nước", ông Bình nhấn mạnh.

Ví dụ ngành viễn thông, ông Bình cho rằng, nếu không có doanh nghiệp nhà nước thực hiện các hoạt động đầu tư hạ tầng đắt đỏ từ ban đầu thì Việt Nam khó có cơ sở hạ tầng viễn thông ngang ngửa các nước trong khu vực và trên thế giới. Lĩnh vực hàng không cũng như vậy, nếu không có doanh nghiệp nhà nước đi trước trong những thời kỳ khó khăn ban đầu thì khó có cơ hội cho các hãng hàng không tư nhân sau này.

Minh Sơn

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98