Hiệp hội thép Việt Nam phản đối việc tăng thuế với thép cuộn cán nóng

11/09/2019 10:40
11-09-2019 10:40:05+07:00

Hiệp hội thép Việt Nam phản đối việc tăng thuế với thép cuộn cán nóng

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), việc gia tăng thuế suất có thể khiến thép cuộn cán nóng (HRC) của Trung Quốc tràn thêm vào Việt Nam. Điều này có thể khiến thị trường HRC nội địa xáo trộn và tác động tiêu cực đến cả định hướng của ngành thép trong nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vừa qua, trong văn bản lấy ý kiến dự thảo sửa đổi và bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Bộ Tài chính cho biết thương chiến Mỹ-Trung đang dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, trong đó đáng chú ý là thép cuộn cán nóng (HRC).

Theo văn bản của Bộ Tài chính, năng lực sản xuất thép HRC của Việt Nam mới đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa, dự kiến cuối năm 2019 sẽ là 70% khi các nhà máy của Hòa Phát và Formusa đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu HRC để sản xuất thép cán nguội phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Căn cứ nội dung phân tích nêu trên, do trong nước đã sản xuất được một số mã hàng thép HRC thuộc nhóm 72.08 và năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng gần 50%, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với mặt hàng thép HRC thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.

Về phía tác động, Bộ Tài chính cho biết về mặt lý thuyết việc tăng thuế như trên có thể tăng thu ngân sách Nhà nước thêm khoảng 3,152 tỷ đồng (thuế nhập khẩu tăng). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể sẽ tìm nguồn nhập khẩu từ các nước có thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% nên số thu vào ngân sách Nhà nước thực tế sẽ thấp hơn. Cùng với đó, việc điều chỉnh thuế suất tăng thêm 5% còn có tác động đến chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp.

VSA: Tăng thuế suất tạo cơ hội cho thép cuộn cán nóng Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Phía Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã có văn bản góp ý kiến về vấn đề nâng thuế suất này. Cụ thể, VSA cho rằng việc tăng thuế suất MFN với thép HRC nhóm 72.08 không những không hạn chế được mà còn tạo cơ hội gia tăng lượng thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Điều này là vì cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Hiệp định ACFTA, do đó dù tăng thuế suất MFC từ 0% lên 5% thì thép HRC nhóm 72.08 của Trung Quốc sẽ vẫn được nhập vào Việt Nam với thuế suất 0%. Mặt khác, các nước khác (Ấn Độ, Đài Loan, Brazil,…) chưa có FTA với Việt Nam hoặc đã ký FTA nhưng không cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, sẽ không cạnh tranh được với thép Trung Quốc.

Việc tăng thuế suất MFN đối với HRC nhóm 72.08 còn gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất cán nguội, tôn mạ và ống thép trong bối cảnh ngành sản xuất này đang gặp khó khăn, VSA cho biết.

Một điểm đáng chú ý, VSA cũng cho rằng doanh nghiệp sản xuất thép HRC trong nước đang có thị trường tiêu thụ thuận lợi, do đó chưa cần thiết phải tăng thuế suất MFN để hỗ trợ. Hơn nữa, Việt Nam cũng chỉ mới sản xuất được một vài mặt hàng thép HRC trong nhóm 72.08 và năng lực sản xuất cũng chưa đáp ứng được nhu cầu (VSA đánh giá rằng kể cả khi dự án thép Dung Quất cho ra sản phẩm thì ngành sản xuất Việt Nam cũng chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nội địa).

VSA bày tỏ lo ngại việc tăng thuế suất MFN làm giảm khả năng cạnh tranh của đa số doanh nghiệp sản xuất tôn mạ. Thậm chí, điều này có thể làm thị trường HRC nội địa xáo trộn và tác động tiêu cực định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam.

Sau khi nhận phản hồi từ VSA, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu chuyển văn bản của VSA tới Bộ Tài chính để xem xét, xử lý và có văn bản trả lời cho Hiệp hội.

Thừa Vân

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương gia hạn điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1543 gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung...

Trung Quốc: Giá thép xây dựng giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm

Thị trường thép Trung Quốc đang đối mặt với đà giảm giá mạnh, phản ánh tình trạng dư thừa và nhu cầu yếu trong ngành xây dựng, ngày 28/5, giá thép cây tại Thượng...

Nhập khẩu thép khổ rộng từ Trung Quốc tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm

Lượng thép (HRC) có khổ rộng từ 1,880mm trở lên từ Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam tăng bất thường. Chỉ trong tháng 4/2025, Việt Nam đã nhập 214,000 tấn loại thép...

Nhu cầu thép HRC tại Việt Nam vẫn yếu, giá có thể giảm trong thời gian tới

Trang Kallanish dự báo giá nhập khẩu thép HRC tại Việt Nam có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới, do nhu cầu yếu ớt, trong khi nguồn cung thép mạ đang dư thừa.

Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá 11.37-18.81% với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Tập đoàn khai khoáng được Bill Gates và Jeff Bezos hậu thuẫn mở rộng sang Congo

Một startup khai khoáng do Bill Gates và Jeff Bezos hậu thuẫn vừa công bố kế hoạch mở rộng hoạt động sang Cộng hòa Dân chủ Congo, đặt cược rằng quốc gia giàu tài...

Canada điều tra chống bán phá giá với thép Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ Việt Nam.

EU áp thuế CBPG sơ bộ 0%-12.1% với thép HRC Việt Nam, Hoà Phát chịu thuế 0%

Ngày 07/04/2025, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu...

Nóng: Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% đối với tôn mạ Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp thép mạ lớn của Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 49.42% từ Mỹ, riêng Hoa Sen (HOSE: HSG) chịu thuế 59% và Tôn Đông Á (UPCoM: GDA)...

Việt Nam áp thuế CBPG tạm thời 15%-37% với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Ngày 01/04, Bộ Công Thương Việt Nam ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98