Lại chuyện lợi nhuận vơi, đầy sau soát xét

23/09/2019 08:47
23-09-2019 08:47:00+07:00

Lại chuyện lợi nhuận vơi, đầy sau soát xét

Vấn đề muôn thuở về chuyện lỗ chồng lỗ, lãi thành lỗ sau soát xét, đã quá quen thuộc với nhà đầu tư. Thế nhưng trong năm nay, nhiều doanh nghiệp (DN) lại có kết quả lãi khả quan hơn sau soát xét, thậm chí có DN còn thoát lỗ.

Theo dữ liệu thống kê của Vietstock, có 406 DN chênh lệch lãi lỗ sau soát xét, trong đó 220 DN giảm và 186 DN tăng. Tổng lợi nhuận sau soát xét tăng gần 20 tỷ đồng.

Ngậm ngùi sụt giảm lãi sau soát xét

Top 10 các DN sụt giảm lãi nhiều nhất sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Xét về tuyệt đối, Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) ghi nhận chênh lệch giảm lãi nhiều nhất sau soát xét. Song, con số giảm là quá nhỏ nếu so với tổng lợi nhuận sau thuế mà đơn vị này đạt được trong nửa đầu năm 2019.

Top 10 các DN có tỷ lệ giảm lãi nhiều nhất sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Còn xét về tương đối, giảm mạnh nhất sau soát xét là L18, VKC và TA9. Chẳng hạn như với Đầu tư và Xây dựng Số 18 (HNX: L18), lãi ròng bán niên 2019 của Công ty này giảm đến 89% sau soát xét. L18 cho biết, do đánh giá lại tài sản thuần khi thoái vốn công ty con đã làm tăng chi phí tài chính trong báo cáo hợp nhất thêm hơn 4.8 tỷ đồng.

Trong nhóm này có sự xuất hiện ông lớn Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII). Cụ thể, lãi ròng 6 tháng đầu năm của CII đạt 44 tỷ đồng, giảm hơn 24 tỷ đồng tương đương giảm 36% so với con số gần 70 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước đó.

CII cho biết khoản lãi từ công ty liên kết sau soát xét giảm hơn 10 tỷ, do việc xác định giá hợp lý khi thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết. Thêm vào đó, kết quả kinh doanh của Công ty này giảm 11 tỷ đồng do điều chỉnh doanh thu, chi phí các đơn vị thành viên mà chủ yếu là do trích lập dự phòng và bổ sung chi phí lãi vay.

Về phần Camimex Group (HOSE: CMX), do điều chỉnh tăng giá vốn nên khoản lợi nhuận gộp sau soát xét bán niên 2019 chỉ ghi nhận ở mức hơn 44 tỷ đồng, giảm hơn 22 tỷ đồng so với trong báo cáo tự lập. Bên cạnh đó, khoản chi phí bán hàng và quản lý DN ghi nhận điều chỉnh giảm hơn 8 tỷ đồng. Do vậy, sau soát xét, lãi ròng của DN thủy sản này ở mức hơn 47 tỷ đồng, giảm gần 24 tỷ đồng tương đương giảm hơn 33% so với con số trước đó.

CMX giải trình rằng do đã thực hiện điều chỉnh một số bút toán của công ty kiểm toán trong BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2019 dẫn đến chênh lệch kết quả kinh doanh kể trên.

Phấn khởi khi gia tăng lãi

Top 10 các DN có mức lãi gia tăng nhiều nhất sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Bên cạnh nhiều DN có kết quả lợi nhuận sụt giảm, không ít DN đạt được kết quả kinh doanh tăng lãi sau kỳ soát xét năm nay. Như trường hợp lãi ròng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tăng hơn 89 tỷ đồng, tương đương tăng 17% so với trước soát xét. Nguyên nhân thay đổi là do kiểm toán đã điều chỉnh giảm hơn 111 tỷ đồng phần chênh lệch tỷ giá đối với các giao dịch kỳ hạn, dẫn đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng từ hơn 43 tỷ đồng lên gần 155 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác cũng có lợi nhuận gia tăng sau soát xét là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB). Trong kỳ bán niên đầu năm 2019, SHB ghi nhận lãi ròng hơn 1,309 tỷ đồng, nhích lên 5%. Điều này chủ yếu đến từ việc điều chỉnh giảm khoản chi phí lãi và các chi phí tương tự lãi dẫn đến thu nhập lãi thuần trong kỳ tăng hơn 83 tỷ đồng.

Top 10 DN có tỷ lệ gia tăng lợi nhuận cao nhất sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Xét trên tỷ lệ tăng trưởng, CMS, HAI, CVN là 3 đơn vị có mức lãi 6 tháng đầu năm tăng hơn gấp đôi sau soát xét. Trong đó, CMS từ lãi 6 tháng đạt 600 triệu đồng tăng lên thành hơn 4.4 tỷ đồng sau soát xét, chủ yếu do sự chênh lệch ở khoản mục thuế TNDN.

Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) cũng góp mặt với lãi ròng lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 tăng đến 85% sau soát xét, ghi nhận ở mức hơn 41 tỷ đồng.

Đắng cay khi lỗ chồng thêm lỗ

Không ít DN nhận tin dữ khi con số lỗ sau kiểm toán lại tăng thêm đắng cay, lỗ chồng thêm lỗ.

Một số DN gia tăng lỗ sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) đành phải chấp nhận lỗ thêm 26 tỷ đồng, khi con số lỗ ròng sau soát xét lên đến 311 tỷ đồng. Việc điều chỉnh giảm doanh thu 2% sau soát xét khiến lợi nhuận gộp bán niên của TTF giảm 6 tỷ đồng. Trong khi đó, phần lớn con số chênh lệch đến từ việc điều chỉnh tăng hơn 22 tỷ đồng tại khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp.

Mặc dù đã báo lỗ hơn 1 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, An Trường An (HOSE: ATG) tiếp tục “ngậm bồ hòn” khi kết quả soát xét cho con số lỗ lên tới gần 17 tỷ đồng. Khoản mục chi phí quản lý DN của ATG thể hiện lên tới hơn 16.8 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 444 triệu đồng trước đó.

Giải trình vấn đề này, ATG cho rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được giao khoán cả chi phí lẫn doanh thu (như các dịch vụ nhà hàng, tiệc cưới…) nên không được kiểm toán đưa vào doanh thu của Công ty. Hơn nữa, khoản chênh lệch được trích dự phòng phải thu của khách hàng lại chưa thu hồi được công nợ.

Hơn nữa, vào 2018, ATG đã phải chuyển kết quả lãi 125 triệu đồng thành lỗ hơn 5.7 tỷ đồng sau kỳ soát xét cũng liên quan đến khoản chi phí quản lý DN.

Trớ trêu hơn, mặc dù đã báo lãi trước đó, nhiều DN bất ngờ bị chuyển kết quả thành thua lỗ.

Một số DN chuyển lãi thành lỗ sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Sau soát xét, Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC (HOSE: CLG) đã nhận đòn đau khi từ lãi hơn 4 tỷ bất ngờ chuyển thành lỗ nặng 110 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của CLG ghi nhận giảm hơn 3% so với báo cáo tự lập, ở mức 18 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý DN ghi nhận tăng lần lượt gần 73 tỷ đồng và hơn 48 tỷ đồng so với trước soát xét.

CLG cho biết so với báo cáo tự lập, lợi nhuận sau thuế (LNST) của Công ty mẹ trong kỳ giảm gần 103 tỷ đồng. Điều này đến từ việc kiểm toán viên đã hạch toán bổ sung chuyển nhượng cổ phần công ty con và công ty liên kết, làm tăng chi phí tài chính kéo theo LNST giảm gần 55 tỷ đồng. Cộng thêm đó, việc hạch toán bổ sung trích lập dự phòng cho công ty con và trích lập dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn cùng làm giảm LNST hơn 48 tỷ đồng.

Tại Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (HNX: BII), kiểm toán viên không ghi nhận doanh thu phát sinh từ việc nâng giá cho thuê tại cụm công nghiệp do khách hàng chưa thanh toán đủ tiền chênh lệch. Phía BII cho biết sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ thì Công ty sẽ ghi nhận doanh thu tại báo cáo cuối năm.

Theo đó, doanh thu thuần nửa đầu năm 2019 của BII điều chỉnh về mức hơn 22 tỷ đồng, giảm 10% so với trước soát xét. Lãi ròng từ mức 15 triệu đồng bỗng chốc chuyển thành lỗ hơn 23 tỷ đồng.

Thoát cảnh thua lỗ trong gang tấc

2 DN thoát cảnh thua lỗ sau soát xét
Đvt: Tỷ đồng

Cổ đông của Bánh kẹo Hải Hà (HNX: HHC) hẳn một phen hú hồn khi Công ty này báo lỗ gần 17 tỷ đồng trong quý 2/2019, kéo theo lỗ bán niên gần 11 tỷ đồng. Sau soát xét, khoản chi phí bán hàng và quản lý DN của HHC được điều chỉnh giảm 10 tỷ đồng. Cộng thêm đó, chi phí tài chính cũng được điều chỉnh giảm 800 triệu đồng so với trước đó. Do vậy, DN bánh kẹo này từ trong hoàn cảnh thua lỗ nặng, bất ngờ thoát lỗ khi có LNST hơn 183 triệu đồng.

Duy Na

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (17)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp niêm yết liên tục dính vi phạm thuế, nhiều khoản truy thu tới hàng trăm triệu

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, nhiều doanh nghiệp như Bamepharm, Dugarco, SAGS… bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hành chính do vi phạm trong lĩnh vực thuế...

TNG tiếp cận gói tín dụng 1,200 tỷ từ BIDV giữa lúc mở rộng quy mô sản xuất

Động thái huy động vốn quy mô lớn từ BIDV diễn ra khi TNG đẩy mạnh kế hoạch mở rộng sản xuất, tuyển dụng 1,000 lao động mới và đón đầu các đơn hàng xuất khẩu đã kín...

VNZ muốn đổi tên thành Tập đoàn VNG, mục tiêu doanh thu 10.8 ngàn tỷ

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2025, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) đặt kế hoạch tiếp tục nâng doanh thu và giảm lỗ so với năm trước. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp dự trình kế hoạch đổi...

Tôn Đông Á sẽ tập trung 75% vào thị trường nội địa, ước lãi 120 tỷ đồng sau 6 tháng

CTCP Tôn Đông Á (UPCoM: GDA) thông qua kế hoạch chuyển sàn sang HOSE và đồng thời tiếp tục kế hoạch đầu tư dự án Nhà máy 4 với công suất 1.2 triệu tấn/năm.

Cuộc cạnh tranh “ngôi vương tiền mặt": VIC dẫn đầu, VGI bám đuổi quyết liệt

Thị trường chứng khoán Việt chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa VIC và VGI trên đường đua tới ngôi vương tiền mặt trong quý 1. VIC dẫn trước VGI với khoảng...

Vosco chuẩn bị mua 2 tàu dầu đời 2021 đóng tại Trung Quốc

HĐQT CTCP Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS) vừa thông qua kế hoạch đầu tư mua 2 tàu dầu sản phẩm cỡ MR, cùng được đóng năm 2021 tại Trung Quốc, nhằm tăng...

PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và hóa chất

Chiều ngày 11/6, tại Trụ sở Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, HOSE: DPM), PVFCCo - Phú Mỹ và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, UPCoM: OIL)...

Vietnam Airlines “bắt tay” ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1.5 tỷ USD thúc đẩy các dự án chiến lược

Ngày 11/06/2025 tại Paris (Pháp), Vietnam Airlines và Ngân hàng ING đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tài chính, với quy mô tài trợ vốn lên tới 1.5 tỷ USD. Mối quan...

BAF: Tháng 5 phá kỷ lục doanh thu, các dự án trại tầng có thể thu về 10 ngàn tỷ

Trong buổi tiếp xúc nhà đầu tư tổ chức vào sáng ngày 11/06, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) tiết lộ tiếp tục phá kỷ lục về doanh thu và sản lượng bán heo...

TKV tái cấu trúc công ty con

Ngày 10/06, HĐQT CTCP Địa chất Việt Bắc - TKV (UPCoM: VBG) thông qua quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh Xí nghiệp Địa chất 109 kể từ ngày 01/07, theo chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98