Một số công ty châu Á “chuyển nhà” để né hàng rào thuế quan

06/09/2019 10:25
06-09-2019 10:25:18+07:00

Một số công ty châu Á “chuyển nhà” để né hàng rào thuế quan

Khi hàng rào thuế quan ngày càng làm xói mòn lợi nhuận, một số công ty châu Á đang trở về quê nhà để sản xuất sản phẩm hoặc tránh xa Trung Quốc – nơi họ từng hoặc đang đặt nhà máy sản xuất.

Xu hướng “chuyển nhà” – hoặc các công ty trở về quê nhà – đang nổi trội hơn hết trong lĩnh vực máy móc và thiết bị điện tử tại Nhật Bản và Đài Loan. Tại đó, các công ty đang trở về quê nhà để tránh hàng rào thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc, dựa trên kết quả từ bài phân tích 56 công ty của Nomura.

Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại kéo dài và ngày càng mang lại nhiều đắng cay. Cả hai bên đã thực hiện nhiều vòng áp thêm thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa lẫn nhau. Và gần đây nhất, Mỹ và Trung Quốc đã triển khai hàng rào thuế quan mới vào ngày Chủ nhật (01/09).

Trước tình cảnh đó, Đài Loan bỗng hưởng lợi rất nhiều từ làn sóng công ty chuyển hoạt động sản xuất trở về quê nhà, Nomura cho biết.

“Hồi hương”

Theo Bộ Kinh tế Đài Loan, khoảng 40 công ty Đài Loan đang xem xét chuyển nhà máy từ Trung Quốc về lại quê nhà, Nomura dẫn lại nguồn tin từ South China Morning Post (SCMP) trong tháng 2/2019.

Đài Bắc đã và đang quảng bá cho sáng kiến “Invest Taiwan” (Đầu tư vào Đài Loan), một ý tưởng nhằm mục tiêu thu hút các công ty trở về quê nhà. Theo chương trình này, các công ty có thể đăng ký vay với lãi suất thấp để chi trả cho chi phí “chuyển nhà”.

Chẳng hạn, nhà sản xuất bảng mạch Flexium và hãng máy tính Quanta của Đài Loan đang chuyển nhà máy về quê nhà. SK Hynix, nhà sản xuất chip điện tử lớn thứ hai thế giới, cũng đang chuyển hoạt động sản xuất một số mô-đun chip nhất định về Hàn Quốc.

Về phần các công ty Nhật Bản, Mitsubishi Electric đang chuyển hoạt động sản xuất công cụ máy móc – những mặt hàng sẽ xuất khẩu lại sang Mỹ - từ cơ sở sản xuất ở Đại Liên (Trung Quốc) sang Nagoya ở Nhật Bản. Nhà sản xuất máy móc Toshiba Machine và Komatsu cũng đang lên kế hoạch làm điều tương tự, Nomura dẫn lại nguồn tin từ Japan Times và Asahi Shimbun.

“Những xu hướng này phù hợp với sự chuyển hướng xuất khẩu gần đây ở châu Á do chuyển hướng thương mại”, các chuyên gia kinh tế tại Nomura, Sonal Varma và Michael Loo, viết trong một báo cáo công bố vào ngày thứ Tư (04/09).

Các công ty vốn rất lo ngại về chi phí nhân công ngày càng tăng ở Trung Quốc, chẳng hạn như Dell, cũng tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, theo các chuyên gia kinh tế này.

Các công ty Mỹ và Đài Loan chiếm hơn 50% số công ty có ý định chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Nomura lưu ý.

Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu cho các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Vào ngày 23/08/2019, ông ấy đăng đàn trên mạng xã hội Twitter, ra lệnh cho các công ty “lập tức bắt đầu tìm kiếm phương án thay thế cho Trung Quốc” và thay vào đó, hãy sản xuất sản phẩm của họ ở quê nhà.

Xét về phương diện ngành, ba lĩnh vực dẫn đầu làn sóng chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc là thiết bị điện tử; quần áo, giày dép và túi xách; và dụng cụ điện.

“Đây không chỉ là sự chuyển hướng thương mại trong ngắn hạn; sự dịch chuyển sản xuất trung hạn cũng đã bắt đầu”, trích từ báo cáo của Nomura.

Thế nhưng, không chỉ mỗi hàng rào thuế quan đã thôi thúc các công ty chuyển dịch nhà máy.

“Mặc dù căng thẳng thương mại và nhu cầu giảm thiểu rủi ro là những nguyên nhân chính dẫn tới sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng một số công ty cũng đề cập đến rủi ro an ninh mạng”, các chuyên gia kinh tế tại Nomura nói thêm.

Hưởng lợi từ xung đột thương mại

Các nền kinh tế đang hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thuế quan đang ở châu Á, trong đó Đài Loan và Thái Lan đang dẫn đầu làn sóng này. Bên ngoài châu Á, Mexico nổi bật hơn hết.

Lợi ích mà Mexico có được chủ yếu trong lĩnh vực thiết bị điện tử và dụng cụ điện, trích từ báo cáo của Nomura.

Bất chấp sự chuyển dịch, thị trường khổng lồ của Trung Quốc vẫn là yếu tố để đưa vào tính toán của các công ty.

“Xét tới quy mô thị trường khổng lồ của Trung Quốc và năng lực hạn chế ở những nơi khác, có nhiều lý do để các công ty giữ lại phần lớn hoạt động sản xuất ở Trung Quốc”, họ viết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98