Nhịp đập Thị trường 06/09: Loay hoay quanh mốc 975 điểm

06/09/2019 15:26
06-09-2019 15:26:52+07:00

Nhịp đập Thị trường 06/09: Loay hoay quanh mốc 975 điểm

Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE tiếp tục sụt giảm so với phiên trước khi phiên hôm nay chỉ đạt dưới 109 triệu cổ phiếu, đánh dấu phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Điều này đã dẫn đến kịch bản giằng co khó chịu của VN-Index trong tuần qua nói chung, và trong phiên hôm nay nói riêng. Kịch bản của chỉ số này trong phiên chiều chỉ có 1 - đó là loay hoanh quanh mốc 975 điểm.

Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 0.28%, đạt 974.08 điểm; chỉ số HNX-Index giảm nhẹ 0.04 điểm, đạt 100.92 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên khá cân bằng với 256 mã tăng điểm và 322 mã giảm điểm.

VIC, BID, VHM là bộ ba tác động tiêu cực nhất lên thị trường. Ngoài ra, các cổ phiếu như HPG, MSN, VCB,… cũng một phần kìm hãm chỉ số. Ở chiều ngược lại, các trụ chính như VNMVRE, CTD vẫn duy trì được đà tăng qua đó đóng vai trò nâng đỡ cũng như ngăn thị trường không giảm sâu.

Nhóm ngân hàng kết phiên hôm nay có diễn biến không mấy lạc quan khi chỉ có VPB là giữ được sắc xanh từ đầu phiên. Các cổ phiếu còn lại như BID, TPB, NVB, VIB đều giảm điểm với mức giảm trung bình 1.5%. Khối ngoại hiện bán ròng mạnh trên CTGSTB và mua ròng mạnh tại BID. Diễn biến tương tự cũng xuất hiện trên nhóm cổ phiếu dầu khí.

Nhóm bất động sản nhìn chung phiên hôm nay giao dịch cũng không quá tiêu cực khi các mã tăng giảm không có chênh lệch gì nhiều. Các mã tăng điểm như DRH, FLC, IJC, NLG, DXG… đều có mức tăng tốt trung bình 1.5%. Các mã giảm thì mức giảm không nhiều chỉ quanh mức 1% như DIG, VIC,…

Diễn biến tại nhóm cổ phiếu xây dựng có lẽ đã tích cực hơn so với những phiên trước khi mã sắc xanh đã dần xuất hiện trở lại. Dẫn đầu là C69 với mức tăng kịch trần, theo sau là CTD tăng mạnh 4.9%, C32 tăng 2.7%, BCE tăng 1.5%,…

Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 0.96%. Ngược lại, sản xuất hàng gia dụng là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.37%.

Khối ngoại mua ròng mạnh gần 320 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong khi đó bán ròng gần 0.6 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu ở mã AST với giá trị hơn 290 tỷ đồng trên sàn HOSE. VCS và PVS là những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Trên đường thu hẹp đà giảm

Sự cải thiện trên nhóm Large Cap nói chung và rổ VN30 nói riêng đang là những nhân tố giúp chỉ số VN-Index giành lại sắc xanh.

Độ rộng thị trường nghiêng bên bán với 215 mã tăng điểm và 324 mã giảm điểm. Số mã tăng giảm trong rổ VN30 đang khá cân bằng khi cả rổ có 11 mã tăng, 12 mã giảm và 7 mã đứng giá.

VNM, VRE, TCB hiện là những mã chính giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm. Đối trọng với những mã này là BID, HVN, VHM khi cả ba là những tác nhân chính gây sức ép lên chỉ số.

HRC tiếp tục tăng trần trong tình trạng trắng bên bán trong phiên chiều nay. Đặc biệt, những mức giá mã này từng được khớp lệnh chỉ có hai màu, hoặc tím ngắt hoặc là xanh dương. TRC cũng đang cho màu xanh tích cực với mức 2%. Trong khi đó, các mã khác cùng nhóm như GVR, PHR, DRI đều xuất hiện sắc đỏ.

Diễn biến nhóm dệt may hiện khá trái chình với sắc đỏ xuất hiện xen kẽ. TCM, GIL, VGT đều điều chỉnh sâu hơn 1%, còn MSHVGG tăng quanh mức 1%. Theo góc nhìn kỹ thuật, TCM sau khi hoàn thiện mẫu hình Descending Triangle đã tiến gần về mục tiêu của mẫu (vùng 20,000-21,000) nên dự kiến giá sẽ có hồi phục trong thời gian tới.

Nhóm công nghệ thông tin hiện có sự phân hóa. Mã CTR sau khi mở phiên bứt phá hơn 6% nay đã thu hẹp đà tăng còn gần 2%; ông lớn FPT tăng nhẹ 0.4%, còn VGITTN “đi lùi” hơn 2%. DGW hiện là điểm nhấn trong nhóm khi đã tăng 2% sau phiên ATO buổi sáng nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, mức thanh khoản trên các mã trong nhóm này lại không mấy ấn tượng, qua đó cho thấy lực cầu trên nhóm này đã yếu dần.

Đà giảm trần trên BAX đã dừng lại sau phiên hồi phục mãnh mẽ với khối lượng lớn vào hôm qua. Tuy nhiên, mã hiện giảm nhẹ và mức thanh khoản trên mã lại khá yếu. Điều này chứng tỏ sự hưng phấn của nhà đầu tư đã giảm bớt và khả năng giá có sụt giảm trở lại tăng lên. L14 cũng là một trường hợp tương tự, song chỉ khác ở việc giá cổ phiếu hiện là màu xanh. CTD hiện là điểm nhấn chính trong nhóm xây dựng với mức tăng gần 5% và khối lượng vượt đường SMA 20 ngày.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 0.87%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.7%.

Phiên sáng: Dù VN30 xanh, VN-Index vẫn giảm hơn 2 điểm

Áp lực điều chỉnh cùng tâm lý thận trọng tiếp tục đè nặng lên các cổ phiếu vốn hóa lớn qua đó khiến cho chỉ số vẫn chưa thể lấy lại được sắc xanh.

Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 2.22 điểm, đạt mức 974.57 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.42% và đạt mức 100.54 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng bên bán với 203 mã tăng điểm và 290 mã giảm điểm. Số mã tăng giảm trong rổ VN30 đang khá cân bằng khi cả rổ có 12 mã tăng, 11 mã giảm và 7 mã đứng giá.

Tâm lý thận trọng cùng áp lực điều chỉnh trên các nhóm cổ phiếu nhóm Large Cap là tác nhân chính khiến thị trường giảm điểm trong phiên sáng ngày hôm nay. Điển hình là bộ ba “họ Vingroup” VIC, VRE, VHM kéo nhau giảm điểm, cộng thêm với đó là sắc đỏ của các mã như BID, HVN,… đã khiến thị trường lình xình dưới tham chiếu trong hầu hết phiên sáng.

Ở chiều ngược lại, dẫn đầu là VNM tăng 0.57%, theo sau là GAS tăng 0.4%, VPB tăng 1% qua đó đóng vai trò nâng đỡ và giúp thị trường không giảm sâu hơn.

Diễn biến tại nhóm cổ phiếu ngân hàng không mấy tích cực khi chỉ có 3 mã tăng nhẹ. Trong khi đó, các mã giảm thì cũng giảm hơn 1%, điển hình như BID, VIB, NVB,… các mã còn lại thì đều đang giao dịch tại mốc tham chiếu. Khối ngoại hiện đang bán ròng mạnh các mã BID, VCB, HDB.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán đã chuyển biến mã đều quanh quẩn mốc tham chiếu. Điển hình như SSIHCM giảm nhẹ 0.2% và 0.5%, các mã còn lại như SHS, FTS,… đều đang đứng tại tham chiếu. VCITVB tăng lần lượt 1.6% và 0.3%.

Khối lượng khớp lệnh trên sàn VN-Index chỉ đạt hơn 53 triệu cổ phiếu cho thấy các nhà đầu tư lớn vẫn chưa dám “chơi lớn” và đứng ngoài quan sát thị trường. Và nếu dòng tiền còn tiếp tục tỏ ra thận trọng thì diễn biến của thị trường sẽ còn giằng co.

Sản phẩm cao su hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi vọt 1.04%. Ngược lại, thiết bị điện hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.21%.

Khối ngoại bán ròng gần 20 tỷ đồng trên sàn HOSE trong khi đó mua ròng gần 0.6 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu ITC và BID trên sàn HOSE. HUT hiện đang là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h15: Đỏ trở lại!

Sắc xanh “rụng” dần trên nhóm Large Cap thị trường, đặc biệt là trong rổ VN30, đã gây sức ép lớn tới VN-Index khiến chỉ số rớt khỏi mốc tham chiếu.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 124 mã tăng và 90 mã giảm điểm. Sắc đỏ chiếm lại ưu thế trong rổ VN30 khi cả rổ có 5 mã tăng, 15 mã giảm và 10 mã đứng giá.

Số mã có ảnh hưởng đáng kể đến VN-Index giảm đến mức “đếm được trên đầu ngón tay”, cụ thể là VNM, VPB và GAS. Ở chiều ngược lại, VHM và BID sụt giảm hơn 1% và là lý do chính khiến chỉ số lao dốc.

Nhóm bất động sản dân dụng sau nhiều phiên biến động mạnh đã phân hóa trong phiên sáng nay với số mã tăng khá cân bằng với số mã giảm. DXG, HAR, HDG, DRH tăng nhẹ trên mốc tham chiếu, trong khi PDR, SAM, KDH điều chỉnh dưới 0.5%. Đà tăng của LDG cũng đã chững lại khi mã này đảo chiều giảm trở lại, với lý do, theo góc nhìn kỹ thuật, đến từ lực cản của đường trendline dài hạn và SMA 150 ngày.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại nhóm bất động sản khu công nghiệp, cụ thể là SNZ, SZC, SIP, TIP, NTC giảm trở lại hơn 1% sau phiên tăng hôm qua, qua đó cho thấy phiên hồi phục hôm qua khả năng cao chỉ là một phiên hồi kỹ thuật, và xu hướng trong ngắn hạn vẫn là xu hướng giảm. SZLLHG là hai mã có sắc xanh tích cực hơn 1%.

Ông lớn ngành thép là HPG hiện giậm chân tại mốc tham chiếu với mức thanh khoản thấp. Song một tín hiệu tích cực với mã là khối ngoại lại đang mua ròng hơn 100,000 đơn vị cổ phiếu. Diễn biến những mã khác thuộc ngành này cũng không mấy khả quan khi HSG, VIS, TVN điều chỉnh; trong khi NKG, TLH, VGS bật tăng hơn 1%.

Nông - lâm - ngư hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tiến 0.46%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi hạ 1.08%.

Mở phiên với sắc xanh nhẹ

Việc đón nhận những thông tin tích cực từ thị trường chứng khoán quốc tế đã một phần giúp cho chỉ số VN-Index mở cửa với sắc xanh nhẹ, với sự giúp đỡ đến từ nhóm Large Cap thị trường.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 124 mã tăng và 90 mã giảm điểm. Sắc xanh hiện đang chiếm ưu thế trong rổ VN30 khi cả rổ có 13 mã tăng, 8 mã giảm và 8 mã đứng giá.

VNM, VIC và GAS hiện là 3 mã có tác động tích cực nhất tới VN-Index và đóng góp tổng cộng gần 0.7 điểm vào đà tăng của chỉ số. Ở chiều ngược lại, SABROS là hai tác nhân chính kìm hãm đà tăng của thị trường.

Nhóm ngân hàng sau có diễn biến khá tích cực khi toàn nhóm chỉ có 2 mã giảm điểm. Có thể kể đến như CTG, MBB, ACB, STB đều có mức tăng gần 1%. Trạng thái tích cực này cũng xuất hiện trên nhóm cổ phiếu dầu khí.

Đi kèm với sự ảm đạm của thị trường trong những phiên qua là nhóm chứng khoán khi nhóm này tiếp tục mở phiên với sự phân hóa. Cụ thể là HCM, TVB, FTS xuất hiện sắc xanh gần 1%, trong khi SSI lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. VND hiện là mã sụt mạnh nhất với mức giảm gần 5%. Theo góc nhìn kỹ thuật, mã này hiện đang kiểm định đáy cũ tháng 10/2017. Với sự củng cố đến từ đường SMA 250 tuần, nhiều khả năng giá sẽ có hồi phục trở lại trong thời gian tới.

Sản phẩm cao su hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi nhận 1.25%. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi sụt 1.39%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (79)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2024, toàn thị trường có 120 mã tăng, 15 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/04/2024. VN30-Index bật tăng mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến thân dài sau khi test...

Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu

VN-Index tăng mạnh đồng thời hình thành những phiên tăng giảm xen kẽ trong thời gian gần đây, cho thấy tình trạng giằng co vẫn chưa dừng lại. Hiện tại, chỉ báo...

Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm

Thị trường tiếp tục tích cực trong phiên chiều khi sắc xanh lan rộng ở nhiều nhóm ngành. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2.4%), lên mức 1,205.61...

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...

Thị trường chứng quyền 23/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 47 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 23/04/2024: Tâm lý thận trọng xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle kèm khối...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98