Tăng giờ làm thêm là "đi ngược xu thế tiến bộ"

20/09/2019 15:56
20-09-2019 15:56:18+07:00

Tăng giờ làm thêm là "đi ngược xu thế tiến bộ"

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản đối đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ lên 400 giờ/năm.

Sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có quy định mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa. 

Theo quy định hiện hành, số giờ làm thêm tối đa của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Ban soạn thảo dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành. Việc này được cho sẽ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động, đồng thời, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt trong tổ chức sản xuất, kinh doanh...

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, trước đây khối cán bộ, công chức làm 48 giờ mỗi tuần, nay đã xuống 40 giờ. Còn công nhân đang làm 48 tiếng, nếu nâng lên là "đi ngược lại xu thế tiến bộ của thế giới"

Theo ông Chiến, vấn đề các cơ quan chức năng cần bàn tới không phải là tăng thời gian làm thêm mà là việc đảm bảo đời sống, y tế, chăm sóc sức khỏe... cho người lao động. 

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhận xét, nhu cầu tăng giờ làm thêm đến từ hai phía, nhưng lợi ích mà giới chủ nhận lại nhiều hơn so với người lao động. Vì vậy, bà Hải cho rằng không thể tăng mà còn phải tính đến phương án giảm sau 5 năm tới.

"Ở đây nếu có ai từng xem bộ phim Những cô gái trong thành phố sẽ thấy, nếu cứ liên tục tăng ca, công nhân sẽ không có thời gian để thụ hưởng những thành quả xã hội mà bản thân họ đóng góp xây dựng, như những khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng", bà Hải nói.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng nêu thực trạng, làm việc nhiều giờ khiến các nữ công nhân không có thời gian chăm sóc con cái, gia đình. "Nhiều chị em không có điều kiện tìm bạn đời, con cái phải gửi ở quê, hoặc con mắc bệnh tự kỷ, suy dinh dưỡng", ông Hiểu nói và đề nghị Quốc hội quan tâm đến góc độ sức khoẻ của người lao động.

Theo ông Hiểu, năm 2012, khi làm Bộ luật lao động, Quốc hội quy định điều 104 là Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. "Trong điều kiện đất nước thu nhập thấp, các nhà làm luật đã nghĩ tới hướng phải giảm giờ làm trong tương lai", ông Hiểu nói và nhấn mạnh, sau 7 năm với tiến bộ đất nước đạt được thì nên thực hiện điều này để đảm bảo quyền lợi người lao động.

Ông Hiểu cung cấp thống kê của Bộ Y tế là sau 5 năm kể từ khi ban hành Bộ luật lao động 2012, tỉ lệ số người có sức khỏe loại I chuyển sang loại 4, loại 5 tăng lên hơn 8,5%; số người nghỉ phép vì lý do sức khỏe cũng tăng lên gần gấp 1,5 lần sau 7 năm.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Tổng thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì nhấn mạnh yêu cầu đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất để tăng năng suất. Theo ông Phúc, nếu tăng giờ làm để tăng năng suất thì doanh nghiệp sẽ hạn chế cải tiến công nghệ mà chỉ tận dụng sức người. "Như vậy, người lao động sẽ rất khổ, không có thời gian chăm sóc gia đình", ông nói và nhấn mạnh "đã không giảm được giờ làm thì nên giữ nguyên như hiện hành".

Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sẽ được tiếp thu, hoàn chỉnh để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 8, khai mạc cuối tháng 10.

Hoàng Thùy

Vnexpress



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98