Tỷ phú Nhật: Brexit có thể khiến Anh trở lại thành "kẻ ốm yếu của châu Âu"

20/09/2019 18:45
20-09-2019 18:45:00+07:00

Tỷ phú Nhật: Brexit có thể khiến Anh trở lại thành "kẻ ốm yếu của châu Âu"

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CNN, Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản, cảnh báo rằng việc Anh rời Liên minh châu Âu - EU (còn gọi là Brexit) có thể đẩy kinh tế Anh rơi vào tình trạng trì trệ như những năm 1970 - khi nước này thường bị gọi là "kẻ ốm yếu của châu Âu".

Tỷ phú Nhật: Brexit có thể khiến Anh trở lại thành 'kẻ ốm yếu của châu Âu'
Tỷ phú Tadashi Yanai - Ảnh: Getty Images.

Tadashi Yanai, người sáng lập, CEO của hãng bán lẻ Fast Retailing, cho rằng trong nhiều năm, nước Anh đã được hưởng lợi từ một nền kinh tế mở. Nhưng Brexit sẽ làm thay đổi điều đó và khiến những người tài năng rời khỏi nước này để tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Theo tỷ phú Nhật, việc rời khỏi EU cũng sẽ gây ra nhiều thách thức bởi Anh cần phải duy trì biên giới mở giữa Ireland (một thành viên của EU) và Bắc Ireland (một phần của Vương quốc Anh), cũng như làn sóng kêu gọi độc lập tại Scotland - nơi phản đối Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016.

"Nếu Brexit xảy ra, Anh có thể trở lại tình trạng trước kỷ nguyên Margaret Thatcher (cựu thủ tướng Anh), khi đó, Anh bị gọi là 'kẻ ốm yếu của châu Âu'. Tôi lo rằng điều này sẽ lặp lại", tỷ phú Yanai nhận định.

Cựu thủ tướng Anh Thatcher thắng cử lần đầu tiên vào năm 1979, khi đó, kinh tế Anh đang trải qua nhiều năm tăng trưởng chậm, lạm phát cao và thất nghiệp triền miên. Vào những năm 1980, dưới sự khuyến khích của bà Thatcher, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu xem Anh là cánh cổng mở vào châu Âu và đầu tư mạnh vào các nhà máy lắp ráp ôtô, ngành ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác tại nước này.

Fast Retailing, đế chế thời trang sở hữu thương hiệu Uniqlo, mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài Nhật Bản 18 năm trước và đặt tại London (Anh). Từ đó, công ty này đã mở rộng ra hầu hết các thị trường trên khắp toàn cầu. Năm 2018, Fast Retailing đạt doanh thu 2.300 tỷ Yên (19,2 tỷ USD) và tài sản của ông Yanai là khoảng 30 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg.

Cảnh báo của ông Yanai về Brexit được đưa ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Nhật khác cũng quan ngại về mối quan hệ của Anh với EU trong tương lai và sự chuẩn bị của nước này khi thời hạn Brexit 31/10 ngày càng tới gần. Nếu Anh rời khỏi EU mà không đạt được một thỏa thuận về thương mại, thuế quan và các rào cản khác sẽ được áp lên hàng hóa sản xuất tại Anh sang thị trường EU, bao gồm ôtô do các công ty Nhật chế tạo.

Ba hãng ôtô Nhật gồm Nissan, Toyota và Honda hiện chiếm khoảng 50% ôtô chế tạo tại Anh và hầu hết ôtô thành phẩm được bán tại châu Âu. Các công ty này đã bắt đầu rút khỏi Anh do doanh số giảm và những bất ổn về mối quan hệ tương lai của nước này với EU - đối tác thương mại gần nhất và lớn nhất.

Honda tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy Swindon của mình tại Anh vào năm 2022, trong khi đó Nissan hủy bỏ kế hoạch sản xuất xe X-Trail tại thành phố Sunderland, Anh. Nissan cũng đang chuyển dây chuyền sản xuất ôtô xa xỉ ra khỏi nước này.

Đầu tháng này, Toyota cho biết dự kiến sẽ dừng hoạt động sản xuất tại nhà máy tại Derbyshire (Anh) vào ngày 1/11 với dự báo rằng sự gián đoạn tại các cảng biển của Anh có thể ảnh hưởng tới nguồn cung linh kiện phục vụ hoạt động của nhà máy.

Với Uniqlo, ông Yanai cho biết công ty của ông sẽ mất duy trì hiện diện tại Anh trong dài hạn, bất chấp những thách thức về kinh tế và chính trị trước mắt. Ông cũng chia sẻ về tham vọng biến Fast Retailing trở thành một công ty đi đầu thế giới trong việc ứng phó với khủng hoảng khí hậu.

"Các vấn đề môi trường hiện là điều quan trọng nhất trong thế giới kinh doanh", tỷ phú Nhật chia sẻ. "Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề này, thì việc kinh doanh chẳng có nghĩa lý gì cả".

Ngọc Trang

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98