Ủy thác đầu tư: Nên hay không?

04/09/2019 13:51
04-09-2019 13:51:38+07:00

Ủy thác đầu tư: Nên hay không?

Nhiều người có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư chứng khoán nhưng không có đủ kiến thức liên quan đến lĩnh vực này, cũng như không có thời gian tìm hiểu, đã tiến hành ủy thác đầu tư. Phổ biến nhất là ủy thác cho môi giới hoặc cá nhân mà họ tin tưởng.

Ủy thác cho môi giới

Thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) trong xu hướng tăng một vài năm trước, chị T.N (nhân viên văn phòng, làm việc tại quận 1, TPHCM) mở tài khoản tại một công ty chứng khoán (CTCK) với số vốn 200 triệu đồng và ủy thác việc đầu tư cho người quản lý tài khoản của chị (môi giới) tại CTCK này. Theo sự ủy thác, môi giới - cũng là một người quen biết của chị - được toàn quyền ra quyết định mua, bán, nắm giữ cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư. Có quý, môi giới kiếm về cho chị lợi nhuận đến 50% vốn. Khi chốt lời, chị chia lại cho môi giới 30% trên tổng số lợi nhuận. Chị kiếm được lợi nhuận trong khoảng 2 năm. Đến lúc xu hướng TTCK giảm, chị bị lỗ gần hết số tiền lời đã kiếm được trước đó. Chị T.N nói: “Do tôi không có thời gian theo dõi, môi giới không kịp cắt lỗ, nên đành để cổ phiếu trong tài khoản luôn đến giờ”.

Với trường hợp của chị T.N, vì đã ủy thác đầu tư nên chị không theo dõi sát sao biến động của thị trường, các quyết định mua – bán đều tùy thuộc vào kiến thức và phán đoán của môi giới, lời hay lỗ cũng phụ thuộc vào môi giới.

Trong khi đó, một người quen của tôi tên B, làm môi giới tại CTCK V, từng bị khách hàng làm khó vì cung cấp thông tin không đúng làm cho khách hàng lỗ một khoản tiền lớn. Trước đó, khách hàng này từng nhờ B tư vấn đầu tư. Và vị khách hàng này đã giao dịch theo lời tư vấn của B, hoàn toàn không có chính kiến riêng trong đầu tư. Sau vụ việc này, B cũng nghỉ việc tại CTCK V và chuyển sang làm ngành nghề khác.

Ủy thác cho người quen

Chị T.V (kỹ sư xây dựng, làm việc tại quận 1, TPHCM) thì kể cách đây vài năm, chị từng ủy thác cho một người quen tên K giao dịch chứng khoán với số tiền 150 triệu đồng. Thời hạn ủy thác là 1 năm. Sở dĩ chị ủy thác cho K vì K cho chị xem lịch sử giao dịch có lợi nhuận rất cao. Theo thỏa thuận miệng, nếu lợi nhuận đầu tư nhỏ hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng (khoảng 7%/năm) thì chị T.V được giữ lại toàn bộ. Trong trường hợp lợi nhuận đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, chị T.V chỉ phải trả 30% trên số lợi nhuận đã trừ đi lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trường hợp lỗ thì chị T.V chịu.

Trong bối cảnh TTCK tăng mạnh như các năm 2015, 2016, 2017, việc mang về mức lợi nhuận 30%/năm không quá khó; thậm chí có năm, K mang về cho chị T.V lợi nhuận đến 80%/năm, nâng số tiền trong tài khoản của chị lên hơn gấp đôi số vốn đầu tư ban đầu. Nhưng khi thị trường đảo chiều, danh mục thua lỗ, chị T.V muốn rút tiền về giữa chừng lại ngại không biết phải mở miệng nói như thế nào. Chị tâm sự: “Vì khoản đầu tư vẫn chưa hết hạn 1 năm, tôi muốn rút tiền về để đầu tư vào kênh khác nhưng ngại vì người quản lý tài khoản cũng là người quen, sợ làm vậy sau này gặp nhau sẽ rất khó xử”.

Với trường hợp của chị T.V, có thể thấy chị hoàn toàn thiếu sự chủ động trong đầu tư, chứ chưa nói đến những rủi ro khác.

Thời TTCK tăng, dịch vụ ủy thác đầu tư nở rộ. Một số trường hợp ủy thác đầu tư còn được cam kết trả lợi suất cố định. Tuy nhiên, ngay cả khi hợp đồng ủy thác cam kết trả lợi suất cố định, chẳng hạn 10%/năm, nhà đầu tư vẫn có rủi ro là môi giới không có khả năng chi trả để bù đắp cho khoản lỗ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn có rủi ro mất tiền khi giao hẳn tài khoản cho người khác đứng tên.

Chịu trách nhiệm 100% về khoản đầu tư

Khi ủy thác đầu tư, kết quả lời hay lỗ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức và kinh nghiệm của người môi giới hoặc người được ủy thác, bạn không kiểm soát được. Thế nhưng, khi bị thua lỗ, người chịu lỗ chính là bạn.

Bạn có thể đổ lỗi cho môi giới, cho chuyên gia nào đó đã phím hàng cho bạn, đổ lỗi cho TTCK sụp đổ, cho chính sách Nhà nước,… Nhưng cuối cùng, hậu quả vẫn phải do bạn gánh lấy.

Vậy nên, bạn cần chịu trách nhiệm 100% về khoản đầu tư của bản thân, kể cả kiến thức về tài chính. Muốn thành công, bạn cần kiểm soát được càng nhiều càng tốt những vấn đề trong cuộc sống của mình, trong đó có tài chính và các khoản đầu tư.

Tư duy đúng là bạn nên quy mọi thứ về bản thân; cần kiểm soát suy nghĩ, lời nói và hành động; mọi thứ xung quanh chỉ là yếu tố phụ. Hãy chấm dứt bao biện và đổ lỗi. Thành công sẽ đến khi bạn chịu trách nhiệm 100% với cuộc đời mình.

Gia Nghi

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...

Đầu tư hệ… ‘tâm linh’

Các thuật ngữ như “phong thủy”, “ngũ hành” hay “bát quái”… không còn xa lạ với cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán…

Quyết định của một trader: Chọn con tim hay nghe lý trí?

Thị trường chứng khoán không chỉ là nơi các nhà đầu tư, trader muốn kiếm tiền mà cũng là nơi chứa nhiều cảm xúc thăng trầm, có cả hỉ nộ ái ố. Tuy nhiên, để có thể...

“Cửa sáng” cho chứng khoán năm mới?

Sau năm 2023 nhiều biến động, giới đầu tư đang hướng tới một năm mới với tâm thế lạc quan.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98