VDSC: Cơ hội đối với cổ phiếu liên quan tới tiêu dùng

06/09/2019 14:51
06-09-2019 14:51:55+07:00

VDSC: Cơ hội đối với cổ phiếu liên quan tới tiêu dùng

Trong báo cáo chiến lược tháng 9 mới công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC, HOSE: VDS) cho rằng rủi ro thị trường giảm mạnh như giai đoạn đầu năm là không cao. VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 950 - 990 trong những tháng còn lại của năm 2019.

* Ông Hoàng Thạch Lân (VDSC): Khối ngoại có thể mua ròng trong những tháng cuối năm 2019

* Chứng khoán tháng 9 có chinh phục thành công mốc 1,000 điểm?

Chưa kỳ vọng nhiều vào sự hỗ trợ của dòng tiền ngoại

Nhà đầu tư (nhà đầu tư) nước ngoài bán ròng mạnh trên sàn trong tháng 8 với hơn 1,600 tỷ đồng. Cùng lúc đó, dòng tiền ETFs cũng ghi nhận bị rút ròng mạnh nhất kể từ đầu năm, đặc biệt tới từ VFMVN30. Do có độ trễ khoảng 1 tháng giữa giao dịch trên sàn của NĐT nước ngoài so với diễn biến của dòng tiền ETFs, khả năng khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên sàn là khá cao.

Ngoài ra, VDSC thấy rằng ngày càng ít khả năng dòng tiền ngoại sẽ trở lại thị trường trong ngắn hạn bởi lẽ chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngày càng nhiều dấu hiệu NĐT ưa thích kênh đầu tư vào tài sản an toàn hơn, và NĐT ngoại có thể tiếp tục bán ròng E1VFVN30 ETF để chuẩn bị vốn cho các ETFs mới.

Gần đây, Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã công bố 3 bộ chỉ số mới. Trong đó, VDSC kỳ vọng HOSE có thể công bố rổ chỉ số Vietnam Diamond Index (bộ chỉ số lựa chọn cổ phiếu thành phần là cổ phiếu tốt nhưng đã chạm giới hạn sở hữu của NĐT nước ngoài) ngay trong tháng 10 tới. Sự ra đời của các ETFs mô phỏng các rổ chỉ số mới này, theo đó, có thể giúp thị trường thu hút dòng tiền mới từ nước ngoài. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa diễn ra trong tháng 9.

VN-Index vẫn hấp dẫn so với các thị trường khác

Không chỉ ở Việt Nam, mà khối ngoại cũng rút ròng mạnh tại các thị trường lân cận trong tháng 8. Thị trường Việt Nam bị bán ròng ít nhất so với các thị trường còn lại. Bối cảnh vĩ mô tích cực và khả năng duy trì đồng bản tệ ổn định có vẻ đang là điểm cộng để Việt Nam có sức hút với dòng tiền dài hạn của NĐT nước ngoài.

Về mặt định giá và tỷ suất lợi nhuận, số liệu thống kê của Bloomberg cho thấy VN-Index đang khá hấp dẫn so với các thị trường quanh khu vực.

Nếu loại trừ tác động của một số cổ phiếu có mức P/E cao và tỷ trọng (như nhóm Vingroup), mức P/E của thị trường thậm chí còn thấp hơn hơn.

VDSC nhận xét diễn biến thị trường trong nhiều tháng qua chủ yếu chịu sự chi phối của ngoại tác hơn là vấn đề nội tại trong nước. Cho đến khi có yếu tố đủ mạnh để thu hút dòng tiền của cả NĐT trong nước cũng như nước ngoài, VDSC đánh giá khả năng bứt phá qua ngưỡng 1,000 điểm của VN-Index là không cao. Kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm của nhóm cổ phiếu đầu ngành, mặc dù giảm tốc về mặt tăng trưởng lợi nhuận, hầu hết vẫn tương đối tích cực và phù hợp kỳ vọng của giới phân tích.

Do vậy, rủi ro giảm mạnh như giai đoạn đầu năm là không cao. VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 950 - 990 trong những tháng còn lại của năm 2019.

Quan tâm các ngành liên quan tới tiêu dùng

VDSC đánh giá thị trường thời gian tới sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại tác hơn là vấn đề nội tại. Những NĐT bám sát và nhạy với thị trường có thể gia tăng lợi nhuận hoặc hạ giá vốn khi thị trường dao động, nhờ việc mua thấp bán cao đối với cổ phiếu có sẵn trong danh mục. Tuy vậy, khả năng này không dành cho số đông NĐT.

Theo đó, NĐT nên hạn chế mua đuổi và sử dụng đòn bẩy là cần thiết. Sức mua nên để dành cho việc tích lũy cổ phiếu có triển vọng khả quan, trong những nhịp thị trường đột ngột điều chỉnh mạnh.

Sự chững lại trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán sẽ là cơ hội để NĐT quan sát, tìm hiểu, và tích lũy cổ phiếu thuộc các nhóm ngành không phụ thuộc vào biến động bất thường của thương mại toàn cầu.

Trong đó, VDSC đánh giá từ tốt đến khả quan đối với các nhóm ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiêu dùng gồm nhóm ngành bán lẻ, hàng không, công nghệ, bảo hiểm nhân thọ dược phẩm.

Ở chiều ngược lại, VDSC duy trì quan điểm đánh giá tiêu cực đối với các nhóm ngành mà hoạt động kinh doanh có yếu tố chu kỳ cao, hoặc chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành, cũng như những nhóm ngành mà Việt Nam không có lợi thế về quy mô. Các nhóm ngành này bao gồm thép, xây dựng, vật liệu xây dựng, hoá chất (phân bón, nông dược và cao su tự nhiên).

Bức tranh thương mại toàn cầu trở nên u ám sau khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ- Trung leo thang. Những ngành liên quan tới xuất khẩu ngoài hưởng lợi cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo đó, VDSC đánh giá trung lập đối với các ngành thuỷ sản, dệt may dầu khí.

Song song đó, làn sóng chuyển dịch cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc tới các nước châu Á khác đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, trong ngắn và trung hạn đối với các nhóm ngành kho vận, vận tải/cảng biển khu công nghiệp được đánh giá lạc quan.

Đông Tư

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 19/06: Cần bứt phá thoát khỏi vùng kháng cự 1,350

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index gặp khó khi tiếp cận lại vùng kháng cự 1,350 điểm, tuy nhiên các chỉ báo động lượng đều cho thấy dấu hiệu mạnh lên...

Góc nhìn 18/06: Chờ pha bứt phá 1,350

Theo CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong trường hợp lạc quan, VN-Index có thể vượt lên vùng 1,350. Tuy nhiên, áp lực cung ngắn hạn sẽ gia tăng khi chỉ số tiếp tục...

Có 60 - 65% xác suất thị trường đã tạo đáy trước nhiều biến số

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 16/06, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh số Chứng khoán VPBank (VPBankS) dự báo về thị trường chứng khoán trong...

Góc nhìn 17/06: Hướng lên 1,350 điểm?

Sau phiên tăng đến gần 23 điểm, các công ty chứng khoán (CTCK) đưa ra quan điểm tích cực hơn về xu hướng ngắn hạn của VN-Index. Tuy vậy, nhiều bên vẫn giữ thái độ...

Hàng loạt hộ kinh doanh đóng cửa sau khi áp dụng quy định bỏ thuế khoán, đại diện Masan nói gì?

Chia sẻ tại hội thảo "Chiến lược đầu tư trong bối cảnh mới" sáng ngày 14/06, ông Dương Hoàng Phú - Trưởng phòng cao cấp khối nguồn vốn Tập đoàn Masan (HOSE: MSN)...

POW, PNJ và DGC khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị POW khả quan nhờ các nhà máy cũ được kỳ vọng sẽ vận hành ổn định trở lại; PNJ khả quan do giá cổ phiếu đã được chiết khấu...

Triển vọng ngành hàng Việt Nam phân hóa dưới bóng thuế quan Mỹ

Triển vọng ngành hàng Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ phân hóa rõ nét, dưới tác động của chính sách thuế quan từ Mỹ. Trong khi nhóm xuất khẩu dệt may, gỗ, thủy...

Góc nhìn tuần 16-20/06: Giảm nữa hay dừng lại?

Sau phiên giảm điểm cuối tuần cùng những thông tin tiêu cực từ căng thẳng Iran - Israel, VN-Index được dự báo có thể tiếp tục điều chỉnh về 1,300 hoặc thấp hơn. Các...

Dư nợ margin kỷ lục có phải là rủi ro?

Tại hội thảo "Chiến lược đầu tư trong bối cảnh mới" tổ chức sáng ngày 14/06/2025, nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi dư nợ margin hiện tại đang ở vùng cao hay thấp so với...

ABS Research: Thị trường đang đứng trước cơ hội tăng trưởng trung hạn

Trong báo cáo chiến lược tháng 6, Trung tâm Phân tích CTCK An Bình (ABS Research) nhận định thị trường đang đứng trước cơ hội tăng trưởng trung hạn nhờ kết quả đàm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98