Doanh nghiệp chủ động nguồn lực, tăng lương tối thiểu năm 2020 không có tác động lớn

10/10/2019 10:00
10-10-2019 10:00:00+07:00

Doanh nghiệp chủ động nguồn lực, tăng lương tối thiểu năm 2020 không có tác động lớn

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

* Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020: Đã “cân, đo, đong, đếm” mức sống người lao động?

* Lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 150.000 - 240.000 đồng

* Trả lương tối thiểu: Khó xác định “khả năng chi trả của doanh nghiệp”

Doanh nghiệp chủ động nguồn lực, tăng lương tối thiểu năm 2020 không có tác động lớn
Lương tối thiểu năm 2020 sẽ tăng cao nhất là 240.000 đồng. Ảnh minh họa.

Chi phí doanh nghiệp tăng bình quân 0,49%

Tại văn bản này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2020 tăng từ 150.000 đồng - 240.000 đồng so với hiện hành năm 2019 (tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 5,1 - 5,7% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 5,5%).

Cụ thể 4 mức gồm: mức 4.420.000 đồng/tháng đối với vùng 1; mức 3.920.000 đồng/tháng đối với vùng 2; mức 3.430.000 đồng/tháng đối với vùng 3 và mức 3.070.000 đồng/tháng đối với vùng 4.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá, phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2020 không có tác động lớn, do trước đó đã được các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền rộng rãi để doanh nghiệp có sự chủ động, cân đối trong nguồn lực.

Đồng thời, đã có tính toán trên cơ sở nhằm giảm thiểu tác động đến chi phí doanh nghiệp và cơ hội việc làm người lao động, cũng như cân đối với tương quan tiền lương của các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, phương án điều chỉnh không quá lớn, chủ yếu vừa đủ để cải thiện khoảng thiếu hụt giữa tiền lương tối thiểu hiện hành và mức sống tối thiểu vào năm 2020 nhằm thực hiện lộ trình đã nêu tại Nghị quyết sô 27-NQ/TW.

Bên cạnh đó đã tính đến việc bù trượt giá sinh hoạt dự kiến khoảng 3,5 - 4% để đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động, phù hợp với năng suất lao động (cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 1,5% - 2%) và tăng trưởng kinh tế.

Theo số liệu điều tra 2.000 doanh nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, trong năm 2019 mức lương bình quân thấp nhất doanh nghiệp thực trả cao hơn khoảng từ 8 - 12% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Mức lương thấp nhất bình quân quý 1/2019 là 4.130.000 đồng/tháng, trong đó vùng 1 là 4.670.000 đồng/tháng, vùng 2 là 4.010.000 đồng/tháng, vùng 3 là 3.590.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.230.000 đồng/tháng.

"Như vậy, mức lương thấp nhất thực tế doanh nghiệp đang trả cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định năm 2019 và mức dự kiến điều chỉnh năm 2020. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020 theo dự kiến nêu trên chủ yếu tác động đến chỉ phí đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá.

Sau khi tính toán, căn cứ vào tác động của mức lương tối thiểu đến chỉ phí lao động theo kết quả điều tra của Bộ, dự kiến chi phí lao động của doanh nghiệp năm 2019 tăng so với năm 2018 bình quân chung tăng 0,49%.

Trong đó, ngành Dệt may tăng 4,02%; ngành Da giày tăng 1,3%; ngành Nuôi trồng và chế biến thủy sản tăng 0,22% (đây là 3 ngành sử dụng nhiều lao động và bị tác động lớn nhất bởi việc nâng mức lương tối thiểu vùng).

Điều chỉnh lại địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Ngoài đánh giá tác động của mức tăng lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất lại địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng đối với 4 địa phương. Trong đó, điều chỉnh huyện Đồng Phú (Bình Phước), Tp Bến Tre, huyện Châu Thành (Bến Tre) từ vùng 3 lên vùng 2. Huyện Đông Sơn, Quảng Xương (Thanh Hóa), Nghi Lộc, Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) điều chỉnh từ vùng 4 lên vùng 3.

Bộ này khẳng định, việc điều chỉnh nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lận cận. Lý do là các địa bàn trên có thị trường lao động phát triển hơn, hình thành các cụm, khu công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu vùng cao hơn.

Đồng thời, qua số liệu tổng hợp thì hiện nay có 80 địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1 chiếm 11,22%, có 87 địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2 chiếm 12,2%, 168 địa bàn áp dụng mức lương tôi thiểu vùng 3 chiếm 23,56% và 378 địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng IV chiếm 53,02%.

Vì vậy, việc điều chỉnh một số địa bàn áp dụng năm 2020 (vùng I giữ nguyên, vùng 2 tăng 3 địa bản, vùng 3 tăng 5 địa bàn, vùng 4 giảm 8 địa bàn) có tác động không lớn trên tổng thể.

Sau khi so sánh tác động ảnh hưởng của việc ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, cần thiết phải ban hành nghị định trên để bảo đảm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiền lương thực tế của người lao động.

Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã nhóm họp chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 5,5% để trình Chính phủ xem xét. Chính phủ cũng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá tác động của việc tăng lương.

Bộ cũng đã dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hoàn tất lấy ý kiến đến hết ngày 17/9/2019. Nếu được chấp thuận, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành nghị định trên trong thời gian tới.

Nhật Dương

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98