Doanh nghiệp thủy sản làm ăn ra sao trong 9 tháng đầu năm?

30/10/2019 09:00
30-10-2019 09:00:00+07:00

Doanh nghiệp thủy sản làm ăn ra sao trong 9 tháng đầu năm?

2018 là năm huy hoàng của các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt giá cá tra tăng mạnh vào cuối năm giúp nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn. Nhưng từ khoảng quý 2 năm nay, giá cá tra và tôm có xu hướng giảm đã tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản.

Quý 3: Doanh thu và lợi nhuận rớt thảm

Tính đến ngày 28/10/2019, đã có 14 doanh nghiệp thủy sản niêm yết công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý 3/2019, theo thống kê của Vietstock. Tuy nhiên, điều đáng buồn là đa số có doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm so với cùng kỳ năm trước.

(*): Doanh nghiệp có niên độ tài chính từ 01/10/2018-30/09/2019.

Chỉ vài doanh nghiệp có LNST tăng so cùng kỳ là Thủy sản Bạc Liêu (HNX: BLF) – tăng hơn 971%, Nam Việt (HOSE: ANV) – tăng gần 34%, Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) – tăng hơn 20%.

Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT) có LNST tăng gần 14% so cùng kỳ, nhưng chủ yếu do Công ty nhận cổ tức từ FMC hơn 16 tỷ đồng và phần cổ tức này không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (HOSE: AGF) báo lãi hơn 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 12 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có LNST giảm mạnh nhất so cùng kỳ là Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) – giảm hơn 80%.

“Ông lớn” trong ngành thủy sản là Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) cũng giảm lãi ròng hơn 58%. VHC giải trình nguyên nhân do sản lượng bán và giá bán giảm.

Có 2 doanh nghiệp lỗ trong kỳ là Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền (HNX: NGC)Hùng Vương (HOSE: HVG). Trong đó, HVG báo lỗ ròng “khủng” gần 242 tỷ đồng.

Sáng, tối đan xen trong bức tranh lợi nhuận 9 tháng

Tính đến hết quý 3, có 2 doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019 là BLF – vượt 144% kế hoạch LNST, Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) – vượt 15% kế hoạch lợi nhuận trước thuế (LNTT). Nhưng điều đáng lưu ý là AAM đặt kế hoạch LNTT 2019 thấp hơn 33% so với thực hiện năm 2018.

Những doanh nghiệp gần đạt kế hoạch lợi nhuận cả năm có FMCABT, lần lượt thực hiện được 96% và 99% kế hoạch LNTT.

Những doanh nghiệp hoàn thành trên 75% kế hoạch lợi nhuận cả năm có VHC – thực hiện được 78% kế hoạch LNST, ACL – thực hiện được 82% kế hoạch LNTT.

Ngược lại, cũng có doanh nghiệp bị lỗ trong 9 tháng đầu năm, thậm chí đang đối mặt với án hủy niêm yết bắt buộc. Lũy kế 9 tháng đầu năm, NGC lỗ sau thuế gần 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi khoảng 70 triệu đồng.

Ngày 21/10/2019, AGF công bố BCTC quý 4 niên độ 01/10/2018-30/09/2019. Theo đó, lỗ lũy kế tại ngày 30/09/2019 hơn 382 tỷ đồng, lớn hơn so với vốn điều lệ thực góp của Công ty chỉ hơn 281 tỷ đồng. Như vậy, AGF đã lỗ 3 năm liên tiếp và cổ phiếu AGF đang thuộc diện kiểm soát của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE). Căn cứ Quy chế Niêm yết chứng khoán của HOSE, cổ phiếu AGF có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc.

Trong niên độ tài chính 01/10/2018-30/09/2019, HVG ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh hơn 51%, khiến Công ty lỗ ròng hơn 476 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu giảm

Trong 9 tháng đầu năm, đa số cổ phiếu thủy sản đều giảm giá. Chỉ có 4 cổ phiếu tăng giá là CMX, KHS, SJ1ACL.

Giá cổ phiếu của Camimex Group (HOSE: CMX) tăng mạnh nhất, hơn 53%, mặc dù hết quý 3, CMX chỉ thực hiện được 29% kế hoạch doanh thu và 38% kế hoạch LNST. Lý do là năm 2019, CMX đặt kế hoạch quá cao, với kế hoạch doanh thu và LNST 2019 đều gần gấp 2.5 lần thực hiện năm 2018.

Nhìn chung, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp thủy sản giảm so với đầu năm diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu ngành thủy sản vừa trải qua con sóng tăng giá bắt đầu từ giữa năm 2018 với nhiều mã vượt đỉnh lịch sử và hiện đang rơi vào giai đoạn điều chỉnh.

Cơ hội hưởng lợi từ thương chiến giảm dần?

Thủy sản được coi là nhóm hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp như Vĩnh Hoàn, Thực phẩm Sao Ta… đều tăng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm qua, nhưng đó chỉ là số ít và cơ hội đang giảm dần. Ngành thủy sản Việt Nam, nhất là mặt hàng tôm và cá tra, đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Số liệu cập nhật của Tổng cục Thủy sản và Bộ Công Thương đều cho thấy tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản liên tục giảm trong các tháng gần đây. Bộ Công Thương cảnh báo ngành thủy sản đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn về thị trường, giá cả, áp lực cạnh tranh, sự siết chặt của các quy định, quy chuẩn và án phạt thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) vẫn treo lơ lửng… khiến mục tiêu kế hoạch xuất khẩu cả năm 10 tỷ USD khó đạt được.

Trước đó, khó khăn của ngành thủy sản đã thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm. Mặt hàng chủ lực là tôm chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 1.4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm thu mua trên các thị trường liên tục giảm, tính đến giữa quý 3 giảm khoảng 15.3% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Ðộ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan khiến không chỉ tôm mà giá các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực khác cũng sụt giảm như cá tra giảm 7.7%, mực và bạch tuộc giảm 7.4%...

Làm thế nào để thủy sản Việt Nam duy trì được khả năng cạnh tranh từ xu hướng giảm giá sản phẩm của các nước láng giềng và thúc đẩy xuất khẩu? Giải pháp trọng tâm là các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tất cả điều kiện của nước nhập khẩu. Điều này hiểu đơn giản là làm ăn quy mô và chuyên nghiệp, tránh cách làm manh mún và quá dựa vào các cơ hội thị trường. Thương chiến tạo cơ hội nhưng không dành cho tất cả, chỉ có nền tảng vững thì cổ phiếu ngành “tôm cá” mới tránh bị sóng liên tục dập vùi.

Gia Nghi

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

DRI sẽ chia thêm cổ tức 2023 bằng tiền, kế hoạch lãi sau thuế 2024 giảm 18%

Sau năm 2023 đạt kế hoạch lợi nhuận, DRI chốt chia thêm 1% cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Nhìn về năm 2024, DRI lên kế hoạch lãi sau thuế đi lùi 18%.

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98