Đường lậu 800.000 tấn, bắt giữ được hơn 3.000 tấn

30/10/2019 16:20
30-10-2019 16:20:08+07:00

Đường lậu 800.000 tấn, bắt giữ được hơn 3.000 tấn

Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) ước tính đường lậu từ Thái Lan về Việt Nam thông qua các cửa khẩu Campuchia lên tới 800.000 tấn và kéo dài hàng thập kỷ qua nhưng không có cách nào xử lý triệt để.

Đường lậu 800.000 tấn, bắt giữ được hơn 3.000 tấn - Ảnh 1.
Giá mía liên tục giảm trong những năm qua khiến nhiều nông dân trồng mía rơi vào cảnh thua lỗ. Ảnh: Thanh Hải

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam do Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tổ chức ngày 30-10.

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 cho biết từ năm 2018 đến hết tháng 9-2019, các lực lượng chức năng mới phát hiện thu giữ hơn 3.000 tấn đường vi phạm, trị giá trên 12,5 tỉ đồng.

Theo Ban chỉ đạo 389, hiện giá đường Việt Nam cao hơn Thái Lan là do ngành mía đường trong nước đang phải đối diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi, có hệ thống trên quy mô lớn nhiều thập kỷ nay.

Tổng diện tích mía nguyên liệu đã giảm 30-60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Chi phí đầu tư trồng mía 70 triệu/ha nhưng thu được 30-40 triệu/ha khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng trồng càng lỗ. Đã có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu.

Gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng. Hơn 2 năm qua việc gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn đã khiến cho ⅓ các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.

Đường lậu 800.000 tấn, bắt giữ được hơn 3.000 tấn - Ảnh 2.
Nhiều bất cập về quy định quản lý đường hiện tại khiến cho các cơ quan chức năng "biết mà không làm được gì" với đường lậu - Ảnh: TRẦN MẠNH

Đường lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào các biên giới tỉnh Tây Nam rồi đưa vào thị trường tiêu thụ.

Thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn, đóng gói sau công đoạn đóng bao mới đường lậu thành đường nội địa đem đi tiêu thụ.

Ngoài ra, các đối tượng buôn lậu tham gia đấu giá đường từ những đợt thanh lý hàng buôn lậu, sau đó sử dụng hồ sơ đó quay vòng cả năm cho các lô đường nhập lậu khác. Các đối tượng này sẵn sàng đưa ra giá đấu thầu rất cao mà không ai có thể cạnh tranh được. 

Ngoài ra các đối tượng buôn lậu còn đưa bao bì in trong nước sang đóng gói ở nước ngoài (Campuchia) và như vậy đường lậu đã có nhãn mác Việt Nam và nếu không bị bắt quả tang thì rất khó chứng minh là đường lậu khi đã vào nội địa. Theo quy định hiên hành, một khi hàng qua hết biên giới có hóa đơn là hợp pháp. Hầu như các cơ quan chức năng hiện nay rơi vào hoàn cảnh “biết mà không làm gì được”.

TRẦN MẠNH

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, HFIC phải là định chế đặc thù chủ lực của TP HCM mới

HFIC cần chuẩn bị tâm thế trở thành định chế tài chính đặc thù chủ lực của TP HCM mới thực hiện các dự án liên vùng quy mô lớn.

Điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo gì?

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đánh giá tác động từ sự gia tăng của các nguồn điện phân tán, nhất là điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu khai rành rọt những lần hối lộ nhóm cựu quan chức 3 tỉnh

Trả lời xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) khai rành rọt việc “đi quan hệ”, đưa hối lộ các cựu quan chức của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi...

Dự thảo Luật Thương mại điện tử có nhiều điểm mới, làm rõ khái niệm 'livestream bán hàng'

Dự thảo Luật Thương mại điện tử quy định, đối với chủ nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chỉ định hoặc thành lập pháp nhân đại diện tại Việt Nam để thực...

Nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ Trung Quốc tăng bất thường

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ 1.900mm trở lên từ Trung Quốc lên tới 430.000 tấn, cao gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98