Fed hạ lãi suất lần thứ ba trong năm 2019, báo hiệu tạm ngưng nới lỏng chính sách

31/10/2019 07:15
31-10-2019 07:15:14+07:00

Fed hạ lãi suất lần thứ ba trong năm 2019, báo hiệu tạm ngưng nới lỏng chính sách

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhất trí hạ lãi suất 25 điểm cơ bản trong ngày thứ Tư (30/10), nhưng báo hiệu tạm ngưng nới lỏng chính sách.

Trong cuộc họp chính sách được nhiều nhà đầu tư ngóng đợi, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định hạ lãi suất quỹ Fed 25 điểm cơ bản xuống 1.5-1.75%. Lãi suất quỹ Fed là mức lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay qua đêm lẫn nhau. Ngoài ra, lãi suất này còn có tác đông đến các loại vay nợ của người tiêu dùng.

Đây là lần giảm lãi suất thứ ba trong năm 2019, một phần của kế hoạch mà Chủ tịch Fed Jerome Powell mô tả là “đợt điều chỉnh giữa chu kỳ” trong bối cảnh đà tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Cùng với đó, họ cũng điều chỉnh ngôn ngữ trong tuyên bố để ám chỉ đến những điều kiện cao hơn để nới lỏng chính sách trong tương lai.

FOMC đã bỏ một câu quan trọng đã xuất hiện từ tuyên bố sau cuộc họp tháng 6/2019, đó là “hành động hợp lý để duy trì đà tăng trưởng”. Ông Powell đã sử dụng câu này vào đầu tháng 6/2019 để dọn đường cho đợt hạ lãi suất tháng 7/2019 và nó đã được sử dụng trong tuyên bố chính thức kể từ đó.

“Ủy ban sẽ tiếp tục theo dõi những tác động từ những thông tin sắp tới đến triển vọng kinh tế, vì chúng sẽ quyết định đến lộ trình lãi suất quỹ Fed trong tương lai”, trích từ tuyên bố.

Các thành phần tham gia thị trường đã và đang trông chờ xem liệu Fed có báo hiệu quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ sắp đến hồi kết. Những từ ngữ mới trong tuyên bố cho thấy họ ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu để ra quyết định chứ không hề có xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất.

Trong khi thị trường tin chắc rằng Fed sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp lần này, nhưng trader chỉ đặt ra xác suất 25% Fed ra động thái lãi suất tại cuộc họp ngày 10-11/12/2019, theo dữ liệu từ CME trước thềm họp Fed.

Trong các bài phát biểu công khai, ông Powell và nhiều quan chức Fed khác mô tả nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh, lấy động lực từ chi tiêu tiêu dùng vững mạnh, nhưng lại bị đe dọa từ những yếu tố bên ngoài như đà giảm tốc trên toàn cầu, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và những bất ổn liên quan đến Brexit.

Những thay đổi khác

Trong tuyên bố, Fed tiếp tục giữ quan điểm cho rằng thị trường lao động vẫn mạnh và hoạt động kinh tế đang tăng trưởng ở mức độ vừa phải. Cách thức mô tả gần như toàn bộ những hoạt động khác vẫn giữ nguyên, mặc dù FOMC có thực hiện một điều chỉnh nhỏ liên quan đến đầu tư cố định của doanh nghiệp và xuất khẩu, lưu ý rằng hai khoản này vẫn còn yếu.

Quyết định giảm lãi suất diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ ghi nhận tăng trưởng GDP quý 3/2019 đạt 1.9%, cao hơn ước tính 1.6% của Phố Wall (dù vẫn được xem là giảm tốc). Trong khi đó, tăng trưởng việc làm có vẻ chậm lại trong những tháng gần đây, nhưng vẫn trên mức ước tính 109,000 của Fed khu vực Atlanta – mức cần thiết để duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.5%.

Bên cạnh thành quả tích cực từ thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đã hoặc sắp đạt đỉnh cao mới. Trong nội bộ Fed, các quan chức tỏ ra bất đồng về chuyện có cần giảm lãi suất thêm hay không. Chủ tịch Fed khu vực Kansas City, Esther George, và Chủ tịch Fed khu vực Boston, Eric Rosengren, đều lên tiếng phản đối giảm lãi suất, cả hai đều cho rằng Fed nên giữ nguyên lãi suất.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã kêu gọi Fed liên tục giảm lãi suất và tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng mà NHTW đã sử dụng trong suốt và sau cuộc khủng hoảng tài chính để kích thích kinh tế.

Fed đã và đang mua trái phiếu một lần nữa, nhưng các quan chức khăng khăng cho rằng đây là nỗ lực để giữ lãi suất quỹ Fed trong phạm vi mục tiêu chứ không được xem là gói nới lỏng định lượng (QE). Dù vậy, số dư trên bảng cân đối kế toán vẫn tăng thêm 100 tỷ USD trong tháng qua và trở về mức trên 4 ngàn tỷ USD, trong đó 3.6 ngàn tỷ USD là trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS).

Fed chủ yếu tăng mua trái phiếu Chính phủ Mỹ và tín phiếu kho bạc.

Ngoài ra, Fed còn lưu ý các nghiệp vụ thị trường mở sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là quý 2/2020, trong khi các nghiệp vụ repo và kỳ hạn nhằm mục tiêu ổn định thị trường qua đêm sẽ tiếp tục ít nhất cho đến tháng 1/2020.

Vương Đông (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98