G7 cảnh báo tiền điện tử có thể đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu

18/10/2019 15:35
18-10-2019 15:35:20+07:00

G7 cảnh báo tiền điện tử có thể đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu

Báo cáo của nhóm chuyên gia G7 cho thấy các đồng tiền điện tử dạng stablecoin sẽ đe dọa hệ thống tiền tệ và sự ổn định tài chính toàn cầu nếu được phát hành trên diện rộng.

Đồng Libra. (Nguồn: Reuters)

Kế hoạch phát hành tiền số Libra của mạng xã hội toàn cầu Facebook lại vấp thêm một trở ngại mới khi Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) ngày 17/10 công bố báo cáo nêu rõ mọi đồng tiền điện tử dạng stablecoin phải giải quyết được tất cả các vấn đề về quản lý và luật pháp trước khi được phép phát hành.

Báo cáo của nhóm chuyên gia G7 cho thấy các đồng tiền điện tử dạng stablecoin - tiền điện tử được hỗ trợ bởi các đồng tiền truyền thống và các tài sản khác - sẽ đe dọa hệ thống tiền tệ và sự ổn định tài chính toàn cầu nếu được phát hành trên diện rộng.

Theo báo cáo, stablecoin, cũng giống như những đồng tiền điện tử khác, hiện hầu như chưa được quản lý, có thể làm suy yếu những nỗ lực chống nạn rửa tiền và khủng bố tài chính cũng như gây ra nhiều vấn đề an ninh mạng, thuế và quyền riêng tư.

Nhóm chuyên gia này khẳng định không nên cấp phép cho các dự án phát hành stablecoin toàn cầu khi các nguy cơ và thách thức pháp lý, quản lý và giám sát chưa được giải quyết.

Các doanh nghiệp tư nhân dự định đưa stablecoin vào sử dụng sẽ phải giải quyết hàng loạt thách thức và nguy cơ kể trên. Báo cáo cũng kêu gọi các nhà quản lý phối hợp tìm cách ngăn chặn các nhà phát hành stablecoin nhắm tới thị trường "dễ dãi nhất" để hoạt động.

Báo cáo này được cho là đã chỉ ra những quan ngại của giới lập pháp toàn cầu và tiếp tục cản trở dự án Libra của Facebook. Liên minh Libra cũng đã khẳng định cam kết hợp tác với các nhà quản lý.

Trong thông báo mới đưa ra, liên minh này nhấn mạnh tiền số Libra được thiết kế với tiêu chuẩn tôn trọng chủ quyền chính sách tiền tệ của các quốc gia cũng như những quy định chống rửa tiền và nhiều nỗ lực khác nhằm ngăn chặn các hoạt động tài chính phi pháp.

Theo liên minh này, Libra được thiết kế để có thể hợp tác với các thể chế quản lý tài chính và ứng dụng những biện pháp bảo vệ mà các thể chế này cung cấp cho thế giới số, không gián đoạn hay làm tổn hại tới những biện pháp trên.

Hồi tháng 6 vừa qua, Facebook công bố kế hoạch phát hành Libra, một dạng stablecoin, được hỗ trợ bởi các loại tiền tệ từ USD tới euro và các tài sản khác. Đây được đánh giá là một trong những nỗ lực nổi bật nhất nhằm đưa tiền số vào ngành tài chính ngân hàng. Stablecoin được phát hành với mục tiêu phá bỏ giới hạn rằng đồng tiền số có giá trị cực kỳ biến động và không thể sử dụng trong thương mại và thanh toán.

Tuy nhiên, dự án này lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới quản lý và lập pháp trên toàn thế giới với những lo ngại như làm bất ổn hệ thống tài chính toàn cầu, làm suy yếu khả năng kiểm soát chính sách tài chính và có thể tiềm ẩn nguy cơ với quyền riêng tư của người dùng.

Báo cáo của G7 cho rằng giới chức các nước nên áp mọi quy định hiện tại về thanh toán, chống rửa tiền, thị trường vốn và các tiêu chuẩn ngân hàng với stablecoin. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia G7 cũng cho rằng cần có thêm những quy định mới với loại tiền số này.

Facebook khẳng định sự ra đời của đồng Libra sẽ giúp khắc phục nhiều điểm yếu của hệ thống thanh toán toàn cầu hiện nay như phí cao, thời gian chuyển lâu và thiếu độ tin cậy. Đây đều là những điểm yếu khiến các khách hàng ngại thanh toán xuyên biên giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Nhóm chuyên gia của G7 cho rằng các ngân hàng trung ương, bộ tài chính và giới chức các nước nên tìm cách khắc phục những điểm yếu kể trên đồng thời cho rằng các ngân hàng trung ương, nên tự xem xét và hợp tác với nhau, để phát hành đồng tiền số riêng.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire sẽ tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về các kết quả của báo cáo./.

Lê Ánh

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bitcoin vừa hoàn tất đợt “halving”, sự kiện này tác động ra sao?

Bitcoin vừa trải qua sự kiện quan trọng mang tên "halving", khiến phần thưởng cho các thợ đào Bitcoin tiếp tục giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến các công ty...

Hồng Kông phê duyệt một loạt ETF tiền ảo

Harvest Global Investments và một liên doanh giữa HashKey Capital Ltd. và Bosera Asset Management Co. ngày 15/4 đã thông báo về quyết định phê duyệt ban đầu liên...

Sam Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù vì đánh cắp 8 tỷ USD từ khách hàng

Sam Bankman-Fried (SBF), người sáng lập sàn giao dịch tiền ảo FTX, đã chính thức bị kết án 25 năm tù vì tội đánh cắp 8 tỷ USD từ khách hàng. FTX từng là sàn giao...

Tăng hơn 7%, Bitcoin lại vượt mốc 70,000 USD

Giá Bitcoin tăng vọt vào đầu tuần và vượt mốc 70,000 USD.

Một đồng tiền ảo vừa ra đời đã tăng hơn 2,000% trong vài ngày

Trong bối cảnh thị trường tiền ảo lên cơn sốt, nhiều đồng tiền ảo vừa mới ra đời lập tức nhận được sự chú ý của giới đầu tư. Trường hợp gần đây nhất là BOOK OF MEME...

Bitcoin bất ngờ tụt xuống gần 62,000 USD sau khi lập kỷ lục mới 73,000 USD

Bitcoin kéo dài chuỗi lao dốc trong ngày 19/03, rớt hơn 10,000 USD so với mức cao nhất mọi thời đại.

Người Việt đầu tư tiền ảo lãi đậm trong năm 2023, đứng top 3 thế giới

Nhà đầu tư tiền ảo ở Việt Nam đã ghi nhận một thành tích ấn tượng trong năm 2203, với khoản lãi ước tính 1.2 tỷ USD. Đây là mức lãi cao thứ 3 trên thế giới, theo...

Tàu lượn Bitcoin: Lập đỉnh 73,000 USD rồi giảm về 67,000 USD

Tàu lượn của Bitcoin tiếp tục khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên khi giá của đồng tiền ảo này lập đỉnh ở mức 73,000 USD và sau đó giảm xuống còn 67,000 USD...

Khoảng 1,500 “ví triệu đô” mới được tạo ra mỗi ngày nhờ Bitcoin tăng giá

Theo công ty phân tích tiền ảo Kaiko Research, đà tăng phá kỷ lục của Bitcoin có vẻ đang tạo ra khoảng 1,500 “ví triệu đô” mới mỗi ngày.

Ông Trump nói sẽ không cấm Bitcoin và tiền ảo nếu tái đắc cử

Ông Donald Trump chia sẻ nếu tái đắc cử Tổng thống Mỹ một lần nữa, chính quyền của ông sẽ không siết sử dụng Bitcoin và các đồng tiền ảo khác.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98