Khởi tố vụ án gây ô nhiễm nước sạch sông Đà

17/10/2019 16:09
17-10-2019 16:09:39+07:00

Khởi tố vụ án gây ô nhiễm nước sạch sông Đà

Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Kỳ Sơn khởi tố vụ án về tội gây ô nhiễm môi trường liên quan vụ đổ trộm dầu thải đầu nguồn Nhà máy nước sạch sông Đà.

15h30 ngày 17/10, các cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình cùng Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (Viwasupco) họp báo thông tin về sự cố đổ trộm dầu thải vào khu vực đầu nguồn nước hôm 8/10.

Động thái của tỉnh Hòa Bình diễn ra 9 ngày sau khi phát hiện sự cố và sau khi UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo vào hôm 15/10.

Ông Nguyễn Hoàng Thư - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Hoà Bình cho hay, sau khi phát hiện sự cố trên, sáng 10/10, nhà chức trách đã xuống kiểm tra, lập biên bản. Đến ngày 16/10, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hoà Bình) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, Bộ luật hình sự.

"Chúng tôi đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, hiện đang xác minh, truy tìm trường hợp đã xả dầu thải ra môi trường", ông Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc Công an tỉnh Hoà Bình nói.

Ông Nguyễn Hữu Đức - Phó giám đốc Công an tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Võ Hải

Tổ công tác của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hoà Bình cũng đã xuống hiện trường vào ngày 13/10, nhận thấy vị trí đổ thải vẫn còn mùi khét của dầu, có cát đổ trên đường, khu vực sườn dốc xuống suối Trầm - dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà (nhà máy), còn cát đổ lẫn dầu thải chưa được thu gom khoảng 3 m3. Ao cá nhà dân cạnh dòng suối có cá chết không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, suối Bằng - nơi xả thải sau xử lý của nhà máy cách điểm đổ dầu 2,5 km có màu đen. Viwasupco lý giải do dùng than hoạt tính để xử lý.

Sau khi phát hiện việc đổ trộm dầu thải, Viwasupco đã tổ chức vớt được khoảng 100 lít váng dầu lẫn nước, 7 bao tải cỏ và rác dính dầu, 4 m3 khối cát trộn dầu; đơn vị này cũng báo cáo sự việc qua điện thoại với công an xã Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn).

Cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình đánh giá động thái trên đã hạn chế phát tán chất thải ra môi trường. Song việc Viwasupco chôn lấp cát lẫn dầu thải và để đất, đá, nhựa đường dính dầu trong khuôn viên nhà máy là không đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Nhà chức trách đã yêu cầu Công ty xử lý triệt để ô nhiễm để bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp cho nhà máy; khoanh vùng ngay khu vực ô nhiễm, thu gom dầu thải, bùn đất, cây cỏ nhiễm dầu; khẩn trương đem toàn bộ chất thải nhiễm dầu đang để trong khuôn viên nhà máy chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

"Viwasupco cần phối hợp với cơ quan chức năng trong việc xác định thủ phạm đổ dầu thải; xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế quản lý, khai thác, vận hành hồ chứa đối với hồ Đầm Bài", đại diện tỉnh Hoà Bình nói.

Ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó giám đốc Công ty nước sạch sông Đà. Ảnh: Võ Hải

Trả lời các câu hỏi xung quanh việc xử lý ô nhiễm, ông Nguyễn Đăng Khoa - Phó giám đốc Công ty nước sạch sông Đà cho hay Công ty đã thuê trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam nạo vét toàn bộ khu vực dính dầu.

Chiều 16/10, Viwasupco họp với thành phố Hà Nội và quyết định cấp nước trở lại để người dân sử dụng trong tắm giặt, trước mắt tiếp tục thực hiện theo khuyến cáo là "không sử dụng để nấu ăn, uống". Cũng theo ông Khoa, về chất Styren trong nước sạch, "ngày 14/19, chỉ số do trung tâm kiểm soát bệnh tật công bố cho thấy chất lượng nước đã đạt tiêu chuẩn, kết quả là 5ug/l trong khi quy chuẩn là 20ug/l".

Về việc Viwasupco có đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi nước sạch bị ô nhiễm hay không, ông Khoa nói "chúng tôi là nạn nhân lớn nhất, nên rất mong trong thời gian tới công an sớm tìm ra thủ phạm".

Nhà máy nước sạch sông Đà. Ảnh: Bá Đô
Đêm 8/10, đầu nguồn khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) bị đổ trộm dầu thải. Dầu chảy ra suối Trâm rồi lan vào hồ Đầm Bài - nơi chứa nước để cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà. 

Ngày 10/10, người dân khu vực Tây Nam Hà Nội phát hiện nước có mùi khét. Nhà chức trách vào cuộc và thông báo nước sinh hoạt ở khu vực này bị nhiễm chất Styren với tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức cho phép.

Tổng số khách hàng trên địa bàn Hà Nội sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước sông Đà khoảng 250.000 hộ. Tuy nhiên, hiện cơ quan chức năng chưa cung cấp số lượng các hộ chịu ảnh hưởng từ sự cố nước sạch lần này.

Gia Chính - Võ Hải

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98