Loạn giám đốc sàn bất động sản tự phong

19/10/2019 08:32
19-10-2019 08:32:42+07:00

Loạn giám đốc sàn bất động sản tự phong

Chung tự giới thiệu là giám đốc sàn bất động sản, nhưng thực tế chỉ là cộng tác viên cho một số đơn vị phân phối.

Trên tấm danh thiếp dùng để giao dịch với khách hàng, đối tác, chức danh của anh Chung là giám đốc sàn. Tuy nhiên, anh Chung không đăng ký kinh doanh, không có nhân sự thường xuyên mà sử dụng cộng tác viên. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới địa ốc.

Sàn bất động sản của anh cũng không có trụ sở riêng mà gắn biển chung với một cửa hàng bán đồ thời trang trẻ em. Thời gian chủ yếu anh ngồi "làm việc", tiếp khách ở các quán cà phê. 

Tự nhận là giám đốc sàn bất động sản, song thực tế anh Chung vẫn đi cộng tác với các đại lý phân phối để bán hàng. "Giới thiệu là giám đốc sàn thì đi làm việc với khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư vấn dễ tư vấn vì được họ tin hơn", anh Chung lý giải. 

Sự kiện mở bán một dự án bất động sản có rất nhiều môi giới tham gia. Ảnh: Vũ Lê

Trong khi đó, một số môi giới bất động sản lại đóng nhiều vai khi làm việc, tư vấn với đối tác, khách hàng. Nếu gặp khách mua bất động sản thổ cư, nhà phố, anh Trường đưa tấm danh thiếp giám đốc sàn. Còn nếu gặp khách mua căn hộ chung cư, anh đưa tấm danh thiếp giới thiệu mình là trưởng nhóm kinh doanh của một sàn bất động sản lớn, đang phân phối dự án đó. Ngoài 2 nơi này, anh Trường còn cộng tác với vài sàn khác. Với mỗi nhóm khách hàng, anh lại "linh hoạt" sử dụng các chức danh khác nhau để giao dịch. 

"Có những người tự nhận là giám đốc sàn nhưng cùng lúc cũng cộng tác với 2-3 sàn khác bất động sản làm nhiễu loạn thị trường", đại diện CenGroup chia sẻ.

Tình trạng nở rộ các "giám đốc sàn tự phong" cũng khiến nhiều sàn bất động sản lớn đau đầu. Ông Vũ Cương Quyết, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất xanh Miền Bắc cho biết, tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho các sàn lớn trong việc quản lý thương hiệu doanh nghiệp mà còn khiến người mua như bị lạc trong "mê hồn trận". 

"Việc họ sử dụng thương hiệu của chúng tôi bán các dự án không phải của Đất Xanh miền Bắc phân phối có thể gây rủi ro lớn. Nếu dự án đó gặp vấn đề gì, chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng", ông Quyết nói, đồng thời cho biết từng có trường hợp này xảy ra. Doanh nghiệp này cũng liên tục nâng cấp hệ thống quản lý nhân viên môi giới, công khai thông tin trên website để khách hàng biết dự án nào do đơn vị này phân phối, song cũng khó để đảm bảo sự tuyệt đối. 

Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hiện cả nước có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, song chỉ 10% có chứng chỉ nghề, một tỷ lệ rất thấp. Đó là chưa kể năng lực hành nghề của những người có chứng chỉ cũng còn nhiều vấn đề. Ngoài ra, tình trạng tự nhận là giám đốc các sàn bất động sản theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký VARS cũng diễn ra rất phổ biến. 

Thực tế này đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản, rủi ro cho người mua. "Sự thiếu nghiêm túc, làm ăn chộp giật trong hoạt động môi giới là mầm mống, nguy cơ dẫn đến tình trạng thổi giá, lừa đảo và những biến động bất thường của thị trường bất động sản", ông Đính nhận định. 

Tuy nhiên, theo ông, việc quản lý hoạt động này hiện chưa đầy đủ khung pháp lý, người mua nhà cũng chưa có góc nhìn đúng đắn về vai trò của môi giới dễ dẫn đến tình trạng tự phát, tự phong nở rộ. 

Nguyễn Hà

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính sách mới về nhà ở xã hội – từ thí điểm đến đột phá

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 201/2025/NQ-QH15, mở đường cho hàng loạt chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trong năm năm tới. Văn bản này không...

Chung cư quay đầu tăng giá, đất nền chững lại sau tăng 'nóng'

Sau khi đi ngang, giá căn hộ chung cư được rao bán lại tăng trở lại. Trong khi đó, đất nền “hạ nhiệt” sau một thời gian liên tục tăng giá.

Giá nhà ở xã hội ngày càng tăng, vì sao nhảy vọt lên gần 30 triệu đồng/m2?

Giá tạm tính ở một dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội lên tới 26-27 triệu đồng/m2 khiến những người dân đang tìm chốn an cư thêm phần lo lắng. Vì sao giá nhà ở xã hội...

Đất nền chững lại sau giai đoạn tăng nóng?

Sau khi lập đỉnh ở tháng 3, mức độ quan tâm đất nền có dấu hiệu giảm tốc ở tháng 4. Nguyên nhân là do thị trường ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ dài, nhà đầu tư trở nên...

Hàng hiếm xuất hiện, Hà Nội mở bán 115 căn hộ giá chỉ từ 12,2 triệu đồng/m2

115 căn nhà ở xã hội tại dự án Ecohome 3 và tòa CT2A thuộc khu nhà ở Thạch Bàn được chuyển bán sau khi cho thuê đủ 5 năm, giá từ 12,2 triệu đồng/m2.

Sau sáp nhập, điều gì vẫn giúp bất động sản giữ nhiệt?

Báo cáo thị trường bất động sản tháng 6/2025 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá thị trường bất động sản TPHCM và các tỉnh lân cận đang giai đoạn...

Chung cư xây xong có hút người mua?

Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tại thị trường bất động sản TPHCM nhiều năm qua chỉ còn ở phân khúc cao cấp, cùng với những lo ngại về chất lượng của các dự án...

HoREA đề nghị tách bạch tiêu chí năng lực tài chính và kinh nghiệm trong việc chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội

Trong văn bản góp ý dự thảo nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở...

Làng Đại học Thủ Đức: Điểm nóng bất động sản mới phía Đông TPHCM?

Theo FIDT, với vị trí kết nối thuận lợi, giá nhà hợp lý và hạ tầng liên tục mở rộng, bất động sản quanh Làng Đại học Thủ Đức đang thu hút nhà đầu tư và phụ huynh...

Doanh nghiệp Nhà nước nên hướng vào làm nhà ở giá rẻ

Theo các chuyên gia, việc mở cửa cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư bất động sản là tốt cho thị trường và nên hướng vào nhà ở giá rẻ để người có thu nhập thấp ở các...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98