Mua trả góp lãi suất 0%: Tốt hay xấu?

09/10/2019 13:36
09-10-2019 13:36:01+07:00

Mua trả góp lãi suất 0%: Tốt hay xấu?

Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Đời chả ai cho không ai cái gì, bạn muốn có điều mình muốn, bạn phải bỏ ra một thứ gì đó xứng đáng với thứ bạn muốn nhận. Cái gì cũng có giá của nó”. Mua trả góp lãi suất 0% cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Phía sau “lời mời gọi không thể cưỡng lại”

Có thể nói “mua hàng trả góp” là một hình thức “cứu cánh” cho nhiều người, giúp họ sở hữu ngay món hàng giá trị nhưng không cần bỏ ra số tiền quá lớn tại một thời điểm.

Nắm bắt được tâm lý trên, khá nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính, đã đứng ra liên kết với các cửa hàng, siêu thị điện máy, đưa ra những chiêu thức bán hàng trả góp vô cùng linh hoạt, ưu đãi đầy hấp dẫn. Và liệu rằng các ngân hàng và công ty tài chính có thật sự chịu thiệt để đem lại lợi ích cho khách hàng, khi đưa mức lãi suất không tưởng này và người tiêu dùng có phải ăn "quả đắng" vì không tìm hiểu kỹ các thủ tục mua ưu đãi?

Dạo một vòng quanh các nẻo đường thuộc trung tâm TP. Hồ Chí Minh, không khó để bắt gặp những băng rôn với lời mời gọi hấp dẫn, níu chân người tiêu dùng như “Khuyến mãi lớn - Ưu đãi cực khủng - Bán hàng trả góp lãi suất 0%”. Sản phẩm mua trả góp cũng vô cùng đa dạng phong phú, từ xe máy, điện thoại, laptop đến các mặt hàng gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt...

Mua hàng trả góp được xem là chiêu kích cầu hiệu quả của nhiều doanh nghiệp, đơn vị bán hàng. “Mua trả góp với lãi suất 0%” chính là cách khuyến mãi thông minh của các đơn vị bán hàng. Thay vì giảm giá vài chục phần trăm hay tặng quà, doanh nghiệp bán lẻ sẽ hỗ trợ và thay khách hàng phải trả phần lãi suất cho đơn vị cho vay.

Nếu trước đây, hình thức bán hàng trả góp thường áp dụng với một số sản phẩm có giá hàng chục triệu đến hàng trăm triệu, thì hiện nay, các mặt hàng tiêu dùng giá trị chỉ vài triệu hay vài trăm nghìn đồng cũng được trả góp, như chăn nệm, xoong nồi… Đặc biệt, mua hàng trả góp không tính lãi được các công ty tài chính duyệt rất thoáng, chỉ cần thời gian chưa đầy 15 phút làm hồ sơ, khách hàng đã có thể mua được món hàng trả góp 0% lãi suất.

Thực tế thì sao?

Có bao giờ chúng ta thắc mắc, với lãi suất 0%, đơn vị bán hàng sẽ thu lợi nhuận từ đâu? Mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và ngân hàng hay công ty tài chính trong vấn đề này ra sao? Mua trả góp có thật sự đem lại lợi ích cho người tiêu dùng hay không?

Tại một trung tâm bán đồ điện tử có chương trình bán hàng trả góp lãi suất 0%, khi được hỏi nhân viên bán hàng cho biết “Trả góp ở đây đều phải có lãi suất mà lãi suất cũng thấp lắm”. Hay tại một cửa hàng điện thoại khác thì “Lãi suất trả góp là 3.05%. Hồ sơ trả góp chỉ cần chứng minh nhân dân và bằng lái là được”.

Ở một cửa hàng kinh doanh laptop xách tay, khi được hỏi về chương trình trả góp 0% lãi suất, nhân viên nhanh chóng giới thiệu cho khách hàng các hình thức trả góp khác như “Trả trước 30% số tiền, 70% còn lại trả trong vòng 3 tháng hoặc 6 tháng”.

Nhưng theo chính sách mà nhân viên tư vấn giới thiệu, nếu mua 1 chiếc laptop với giá 16 triệu đồng, khi thanh toán 1 lần, khách hàng chỉ phải trả 15 triệu đồng, tức được giảm giá 1 triệu đồng, còn nếu trả góp 0% lãi suất trong vòng 3 tháng, khách hàng phải trả đủ số tiền là 16 triệu đồng.

Còn tại 1 siêu thị điện máy, với máy giặt có giá trị tầm 10 triệu đồng, nhân viên bán hàng tư vấn khá cặn kẽ về việc mua hàng trả góp lãi suất 0%. Khách hàng có thể trả trước 30% với số tiền 3 triệu đồng và số còn lại là 7 triệu đồng, sẽ chia ra trong vòng 6 tháng, tính ra mỗi tháng phải trả hơn 1 triệu đồng và trả góp này không có lãi suất.

Thế nhưng, khách hàng trả trước 30% số tiền của món hàng và đặc biệt đóng thêm khoản phí hỗ trợ làm dịch vụ là 200,000 đồng. Khi được hỏi về khoản phí 200,000 đồng, nhân viên tư vấn chỉ trả lời rằng: “Chương trình trả góp 0% thì phải có phí”.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ mua trả góp, nhưng không thoáng như công ty tài chính. Các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này, chỉ áp dụng cho việc vay mua hàng bằng thẻ tín dụng. Tức là người tiêu dùng đồng thời trở thành khách hàng của cả ngân hàng và nhà bán lẻ.

Với hình thức trả góp lãi suất 0%, khách hàng sẽ phải thanh toán trước từ 20-30% giá trị món hàng, khoản còn lại sẽ được trả góp trong vòng từ 6-12 tháng. Phía sau của những lời mời không thể cưỡng đã bắt đầu hé mở. Trong quá trình trả góp hàng tháng, nếu khách hàng trả chậm ngày sẽ bị phạt. Còn nếu không trả được trong thời hạn quy định, người mua sẽ phải chịu mức lãi tương đương với lãi suất ngân hàng cho số tiền còn thiếu. Không những thế, các khuyến mãi đi kèm sản phẩm cũng bị cắt bỏ, nếu khách mua hàng dưới hình thức trả góp. Tuy nhiên, khi tư vấn cho khách hàng, người bán hàng chỉ nhấn vào những điểm có lợi cho khách hàng mà không nói rõ về những thông tin bất lợi cho khách hàng. Chỉ khi nào khách hàng hỏi chi tiết về những khoản phí, khoản phải trả hay điều kiện bị phạt, không ít khách hàng… tá hỏa, khi được người bán tư vấn.

Hãy là người tiêu dùng thông minh!

Để thuận tiện, các thủ tục mua trả góp không còn rườm rà, phức tạp khi phải chứng minh thu nhập hay tài chính như trước đây. Chính sự dễ dàng này đã khiến người tiêu dùng dễ sa đà và khó kiểm soát được nhu cầu mua sắm của bản thân.

Chị Nguyễn Thị C (Tiền Giang) chia sẻ, đã mua chiếc tủ lạnh bằng việc tham gia mua trả góp lãi suất 0% nên mỗi tháng chỉ vài trăm nghìn, thấy phương thức thanh toán dễ dãi, nhẹ nhàng, 2 tháng sau, chị tiếp tục mua thêm 1 chiếc điện thoại cũng bằng cách trả góp với thủ tục đơn giản và lãi suất 0%.

Để tham gia chương trình mua trả góp lãi suất 0%, chị C phải mở thẻ tín dụng. Hậu quả là từ khi có thẻ tín dụng, chị lại chi tiêu không kiểm soát dẫn đến không thể thanh toán số tiền nợ và phải chịu phạt nợ quá hạn.

Đi mưa phải ướt, mua trả góp 0% lãi suất hoàn toàn không xấu, quan trọng là mình phải biết che mưa hướng nào, nghĩa là phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng ưu đãi này sao cho phù hợp với khả năng chi trả của mình, khiến bản thân cảm thấy thoải mái thay vì “rước mệt vào thân”.

Ái Minh

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30,000 tỷ đồng

Ngày 17/04/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại...

Công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng danh mục cho vay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động của năm qua, việc đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Các chính sách...

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98