Nhập khẩu thịt gà vào Việt Nam tăng ồ ạt, chất lượng có an toàn?

31/10/2019 11:15
31-10-2019 11:15:00+07:00

Nhập khẩu thịt gà vào Việt Nam tăng ồ ạt, chất lượng có an toàn?

Nhập khẩu thịt gà tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Chất lượng thịt gà nhập khẩu ra sao, liệu Việt Nam có thành nơi tiêu thụ hàng tồn đọng lâu năm của các nước?

* Thịt gà trong nước liên tục rớt giá, gà Mỹ nhập khẩu 19.800 đồng/kg

Bộ Công Thương khẳng định thịt gà nhập khẩu đảm bảo an toàn. Ảnh: PV

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215,7 nghìn tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Câu hỏi đặt ra là chất lượng thịt gà nhập khẩu ra sao? Liệu Việt Nam có thành nơi tiêu thụ hàng tồn đọng lâu năm của các nước?

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam nhập khẩu thịt gà các loại từ Hoa Kỳ, bình quân chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu; tiếp theo là Brazil chiếm 13,1% và Hàn Quốc chiếm 12,3%. Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt (mã số HS 020712 và mã số HS 020714), chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỉ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).

Trước câu hỏi đặt ra là liệu chất lượng thịt gà nhập khẩu có đảm bảo an toàn, Bộ Công Thương cho biết: Việc quản lý nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn nói chung và thịt gà nói riêng hiện nay được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt xuất khẩu vào Việt Nam; Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu chuẩn và mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất độc hại đối với thịt nhập khẩu được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Theo đó, các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu phải thực hiện lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, không cho phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm; được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn nhiệt độ bảo quản... Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu và được thông quan, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể bán trực tiếp thịt nhập khẩu cho các cơ sở kinh doanh, nhà hàng… hoặc vận chuyển về kho bảo quản bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y để tiêu thụ dần.

Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh: Việt Nam nhập khẩu thịt gà từ các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc..., việc nhập khẩu được kiểm tra nghiêm ngặt theo quy định, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam, nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Việt Nam cũng kiên quyết bảo vệ sức khỏe người dân và an toàn cho ngành chăn nuôi, không để các mặt hàng cận "đát", hàng kém chất lượng xâm nhập vào đất nước.

Hạnh Mỹ

Lao Động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sầu riêng nhiễm chất cấm sắp 'hết cửa' ở Đắk Lắk

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk - cho biết, xây dựng chuỗi giá trị sầu riêng là cần thiết. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp...

Lo ngại về nhu cầu tiêu thụ yếu trên thị trường hàng hóa, giá cao su lao dốc

Giá cao su RSS3 trên sàn Osaka đánh mất gần 2% về mức 2.057 USD/tấn trong khi giá cao su TRS20 trên sàn Singapore cũng giảm hơn 2% về mức 1.600 USD/tấn.

Vụ lùm xùm của C.P Việt Nam ảnh hưởng thế nào tới thị trường thịt heo?

Theo Sở Công Thương TP HCM, sự việc của C.P Việt Nam đến nay vẫn chưa gây tác động đáng kể đến thị trường heo hơi và nguồn cung thịt heo trên địa bàn

Giá gạo toàn cầu tăng trong tháng Năm nhờ nhu cầu tăng mạnh

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu mạnh đối với gạo Basmati trước lễ Eid al-Adha là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá gạo trong...

Heo bệnh buộc phải tiêu hủy, người chăn nuôi được hỗ trợ 40.000 đồng/kg hơi

Từ 25/7, với lợn (heo) bị dịch bệnh buộc phải tiêu hủy nằm trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người...

Phó Chủ tịch PAN: "Nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro, chỉ có niềm tin thể chế mới khiến doanh nghiệp đầu tư"

Tại hội thảo về Nghị quyết 68, Phó Chủ tịch HĐQT PAN Nguyễn Thị Trà My nhấn mạnh nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro cao, cần cơ chế ưu đãi như trừ chi phí nghiên cứu...

Doanh nghiệp Việt dự kiến nhập khẩu hơn 600 triệu USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ

Doanh nghiệp hai bên đã trao đổi và ký kết Bản ghi nhớ (MoU) về việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ bang Ohio, với tổng giá trị các MoU được ký lên tới...

Truy vết cadimi trong sầu riêng, Bộ NN-MT rà soát nhập khẩu phân bón

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng các giải pháp, kiểm soát ở vùng có nguy cơ nhiễm cadimi, rà soát lại nhập khẩu phân bón.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 28 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cho biết, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do kim ngạch các mặt...

Mô hình trại tầng của top 1 chăn nuôi heo thế giới được đánh giá cao

Gần đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Môi trường Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác Việt Nam đã có buổi tham quan mô hình chăn nuôi heo công nghệ cao tại Tập đoàn...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98