Nhịp đập Thị trường 21/10: SAB bị “đạp”, VN-Index rơi mạnh sau ATC

21/10/2019 15:34
21-10-2019 15:34:19+07:00

Nhịp đập Thị trường 21/10: SAB bị “đạp”, VN-Index rơi mạnh sau ATC

Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 0.57%, đạt 983.56 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index giảm  1.47 điểm, đạt 104.01 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên nghiêng về bên bán với 257 mã tăng điểm và 314 mã giảm điểm.

Độ rộng thị trường càng ngày càng nghiêng về bên bán với 231 mã tăng và 309 mã giảm điểm.

Dù đã có nỗ lực thu hẹp đà giảm trong khoảng nửa cuối phiên chiều, chỉ số VN-Index nhanh chóng rơi không phanh sau phiên ATC, qua đó biến mọi nỗ lực trở thành công cốc. Trong khi đó, diễn biến chỉ số HNX-Index còn tệ hơn khi nỗ lực kéo chỉ số lên trở lại không hề xuất hiện, và chỉ số liên tục chìm dưới mốc tham chiếu.

Độ rộng trong rổ VN30 kết phiên không mấy thay đổi với 9 mã tăng, 19 mã giảm và 2 mã đứng giá, song thứ thay đổi lại nằm ở diễn biến bên trong. VNM vẫn là trụ chính tạo lực đỡ giúp VN-Index tránh sự giảm sâu, song sắc xanh đã thu hẹp xuống dưới 1%. Trong khi đó, VICSAB đảo chiều giảm điểm trở lại, với điểm bất ngờ ở SAB khi mã bất ngờ điều chỉnh gần 3%, từ đó trở thành mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số, đồng thời khiến chỉ số mất trụ đỡ và dễ dàng sụp đổ. Vẫn không rõ lý do đằng sau mức giảm này khi những lần sụt giảm mạnh ở mã đều gắn với kỳ đáo hạn của hợp đồng phái sinh, mà hiện tại lại không có hợp đồng nào đến kỳ đáo hạn!

VHM vẫn là một trong những mã có ảnh hưởng tiêu cực tới VN-Index, theo sau là các mã nhóm ngân hàng như VCB, TCB, BID, VPB, CTG. STB là mã gây ấn tượng nhất nhóm khi bất ngờ hiện sắc xanh gần 2% vào cuối phiên. Ngoài ra, khối ngoại lại mua ròng hầu hết các mã trong nhóm này.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ được sự tích cực vào cuối phiên, song số mã bật tăng hơn 3% chỉ còn vãi mà như SZL, BCM, còn lại hầu hết đều tăng dưới 1%. SNZ bất ngờ đảo chiều giảm hơn 3% chỉ vì 10 lô cổ phiếu được khớp.

Sắc đỏ hiện mở rộng trong nhóm xây dựng, với DPG kết phiên nằm cận sàn với thanh khoản bứt phá - một dấu hiệu của bán tháo. Nhờ vào lực cầu bắt đáy, C69 đã thoát sắc xanh dương và đà giảm chỉ còn hơn 2%, song cũng chỉ là vì 10 lô cổ phiếu. Trong khi đó, DTD thì mất sắc tím và chỉ còn tăng hơn 2%.

Trong khi thị trường đang lình xình và không rõ xu hướng, dòng tiền đầu cơ âm thầm được đẩy mạnh trên nhóm cổ phiếu penny, qua đó tạo nên sự xuất hiện hàng loạt các mã tăng kịch trần trong tình trạng trắng bên bán, cụ thể là HAI, HVG, HAR, EVG. Phải chăng nay lại thêm một con sóng mới xuất hiện trên thị trường - con sóng penny?

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.18%. Ngược lại, sản phẩm cao su hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.25%.

Khối ngoại mua ròng hơn 40 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở mã PTB, VNM và ROS trên sàn HOSE. PVS, AMV và CEO là những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Cú “đạp” bất ngờ

Dưới sức ép bất chợt từ áp lực bán ở nhóm Large Cap, chỉ số VN-Index đã chao đảo và nhanh chóng lao dốc, qua đó đưa mức giảm lên gần 4 điểm.

Độ rộng thị trường càng ngày càng nghiêng về bên bán với 231 mã tăng và 309 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 không mấy thay đổi với 10 mã tăng, 18 mã giảm và 2 mã đứng giá. Tuy nhiên, thứ thay đổi nằm ở mức điều chỉnh khi trong số 18 mã giảm thì có tới 11 mã giảm hơn 1%, với ROS, TCB và VPB là những gương mặt điều chỉnh hơn 2%. Còn xét về độ ảnh hưởng tới VN-Index, nhóm ngân hàng vẫn là tác nhân chính khiến chỉ số sụt giảm mạnh, bởi trong top 4 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index đã có 3 mã thuộc nhóm này là VCB, TCB và VPB.

Ở chiều ngược lại, 2 mã thuộc nhóm thực phẩm - đồ uống là VNM, SAB và cùng với VIC vẫn là những trụ chính của thị trường, song sắc xanh đã có phần thu hẹp xuống dưới 1.5%.

GTN cũng là một mã từ nhóm thực phẩm - đồ uống đáng chú ý trong phiên hôm nay khi gần 2% và đạt thanh khoản đột biến. Tuy nhiên, thanh khoản lớn này lại đến từ động thái bán ròng của khối ngoại khi trong hơn 1.7 triệu cổ phiếu được khớp đã có hơn 1.6 triệu cổ phiếu đến từ lệnh bán của khối này. Theo góc nhìn kỹ thuật, chỉ số tiếp tục thất bại trong việc vượt kháng cự là vùng 20,000-20,900, qua đó khiến khả năng giá tiếp tục đi ngang trong những phiên tới tăng lên.

Nhóm chứng khoán vẫn đỏ lửa trong phiên chiều nay, song điểm khác biệt nằm ở sắc xanh dương ở hai mã SBSAPS. Nhóm đạm cũng có diễn biến tương tự, với điểm sáng nhất nằm ở BFC với mức tăng gần 3%, trong khi hai mã DPM, DCM đều hiện sắc đỏ. Để ý rằng thời điểm “chạy” trở lại của cả 3 mã này đều khá trùng nhau, đồng thời đều tăng sau một đợt giảm dài hạn. Phải chăng một cơn sóng tăng ngắn hạn đang diễn ra ở nhóm đạm?

Diễn biến chỉ số HNX-Index cũng không khá hơn VN-Index là mấy khi tính tới 13h45, chỉ số đã sụt hơn 1 điểm dưới sức ép chính đến từ ACB, trong khi lại thiếu vắng trụ đỡ ở chiều tăng điểm.

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.32%. Ngược lại, sản phẩm cao su hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.73%.

Phiên sáng: Ngân hàng “rớt đài”

Sự điều chỉnh ở nhóm ngân hàng là lý do chính khiến VN-Index vẫn chưa lấy lại được sắc xanh.

VN-Index kết phiên sáng giảm 0.09%, đạt mức 988.31 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.82 điểm và đạt mức 104.66 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 228 mã tăng và 275 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 dừng lại ở 11 mã tăng, 17 mã giảm và 2 mã đứng giá. Toàn bộ mã thuộc nhóm ngân hàng từ rổ này đều điều chỉnh, với VCB, TCB và VPB là tệ nhất với mức giảm hơn 1%, qua đó cùng với VHM là những tác nhân chính tạo sức ép lên VN-Index. Ở chiều ngược lại, sự lớn mạnh dần ở SAB, REE, VNM và VJC là những nguyên nhân giúp chỉ số tránh được sự giảm sâu.

Nhóm bất động sản vẫn cho thấy sự tích cực khi sắc xanh hiện mở rộng trong nhóm, với nhiều khả năng đến từ lực cầu bắt đáy bởi đa số các mã này đều đã tiến về những đỉnh cũ bị phá vỡ/đáy cũ trong quá khứ. Điển hình như SZL sau khi 2 lần kiểm định đáy cũ tháng 06/2019 đã bật tăng hơn 5%, SZC thì bật trở lại từ đỉnh cũ bị phá vỡ tháng 03/2019, đối với BCM thì là đỉnh cũ bị phá vỡ tháng 07/2019. Điểm chung của các mã này hiện nằm ở mức kháng cự là đường SMA 50 ngày với nhịp hồi hiện tại. D2D là một trong những mã đã vượt được mức này và hiện đang điều chỉnh trở lại ở mức hơn 2%.

Sắc đỏ tiếp tục hoành hành tại nhóm chứng khoán, sau khi báo cáo kết quả kinh doanh “đi lùi” của quý 3/2019 ở ba “ông lớn” trong nhóm là SSI, HCMVND. Cả ba đều đang điều chỉnh với HCM giảm mạnh nhất ở mức gần 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, VND đã rơi trở lại về đáy cũ tháng 09/2019 và đang rung lắc tại đây, trong khi HCM và SSI đang trụ lại tại đường SMA 50 ngày. Nếu đánh mất đường này thì nhiều khả năng viễn cảnh của cả hai mã sẽ không khác gì so với VND.

Số mã tăng trần thuộc “họ FLC” đã tăng thành con số 3 khi AMD và HAI tham gia hội tăng trần cùng FLC. Cả ba đều đang trong tình trạng trắn bên bán, với mã ấn tượng nhất là FLC khi hiện con số cổ phiếu được đặt ở mức trần đã vượt 12 triệu đơn vị. Sắc tím cũng đã trở lại với FTM.

Sự phân hóa đang diễn ra ở vô số các nhóm ngành trên thị trường, ví dự như thủy sản, phát điện, bất động sản dân dụng, xây dựng,… Song ở mỗi nhóm đều có điểm nhấn riêng, với CMX nằm sàn ở nhóm thủy sản, LDG giảm cận sàn, C69 từ nhóm xây dựng đã sàn trở lại song một khoảng thời gian hiện sắc xanh vào đầu phiên.

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.18%. Ngược lại, sản phẩm cao su hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.54%.

Khối ngoại bán ròng hơn 12 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu GTN, MSNVRE trên sàn HOSE. NTP, CEO và PVS hiện là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Đà giảm dần được thu hẹp

Đà giảm của VN-Index đã dần được thu hẹp khi lực cầu bắt đáy ở những vùng giá thấp của nhóm Large Cap được kịch hoạt, qua đó giúp chỉ số chỉ còn giảm hơn 1 điểm.

Độ rộng thị trường tuy vẫn nghiêng về bên bán nhưng đã có sự cải thiện với 205 mã tăng và 238 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 cũng đã được cải thiện khi cả rổ có 10 mã tăng, 18 mã giảm và 2 mã đứng giá. “Ông lớn” trong nhòm thực phẩm - đồ uống là VNM hiện có đóng góp lớn nhất tới VN-Index với mức gần 0.7 điểm, qua đó trở thành trụ chính của chỉ số trong phiên sáng nay. Theo sau mã này là VRE, SAB, VJC. Ở chiều ngược lại, VHM, VCB và VPB là những tác nhân chính tạo nên sắc đỏ ở chỉ số.

SDI đã tăng kịch trần trong tình trạng trắng bên bán. Ngoài ra, mã này cũng đã bất ngờ tăng trưởng hơn 70% trong vòng gần 2 tháng nếu tính từ thời điểm đầu tháng 09/2019 tới này.

Dưới tác động mạnh mẽ đến từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019 đầy bi quan khi lần đầu tiên báo lỗ trong vòng 10 tháng qua, DPG đã có điều chỉnh sâu ngay từ đầu phiên và hiện giảm gần 5% và thanh khoản có dấu hiệu đột biến. CMX cũng là một mã có điều chỉnh sau khi thông tin báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019 được công bố, song tình trạng của mã có phần tồi tệ hơn khi đang nằm kịch sản trong tình trạng trắng bên mua.

Diễn biến nhóm vận tải - kho bãi khá tích cực khi số mã tăng chiếm ưu thế trong nhóm. SKG hiện là điểm sáng trong nhóm khi bất ngờ tăng cận trần và thanh khoản bứt phá. Theo góc nhìn kỹ thuật, mã đã có hồi phục sau khi kiểm định vùng quanh mốc 10,600 (đáy cũ tháng 12/2014) song triển vọng của cổ phiếu vẫn chưa lạc quan hơn khi vẫn đang nằm trong kênh giảm giá. Nếu vượt được cận trên kênh này thì một xu hướng tăng trưởng mới sẽ trở lại với cổ phiếu.

Sau khi mất sắc tím trong vài phút giây ngắn ngủi, một lực cầu lớn lại được đẩy vào FLC và giúp mã tăng kịch trần trở lại với hơn 11 triệu cổ phiếu vẫn chưa được khớp. Trong khi đó, FTM đã đánh mất sắc tím và hiện tăng gần 3%, đồng thời thanh khoản cũng đã được cải thiện. Phải chăng tiềm lực của FTM đã hết?

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.32%. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.12%.

Mở cửa: Sắc đỏ bủa vây

Các chỉ số thị trường mở phiên với sự ảm đảm trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 3 của một số doanh nghiệp không mấy tích cực.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 157 mã tăng và 175 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 7 mã tăng, 19 mã giảm và 4 mã đứng giá.

BID, VPB và PLX hiện là những mã có tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi đó, SAB và MWG xuất hiện sắc xanh và kìm hãm phần nào đà giảm của thị trường.

Sắc đỏ hiện đang tràn ngập trong nhóm ngân hàng khi hầu hết các mã trong nhóm này đều giảm điểm. Có thể kể đến như BID, NVB, SHB và VPB đều giảm hơn 1%.

Các cổ phiếu chứng khoán cũng có diễn biến tương tự khi các mã nhóm này hầu hết đều đang giao dịch trong sắc đỏ. Nguyên nhân một phần là do kết quả kinh doanh quý 3 của nhóm này không được tích cực. Cụ thể ba ông lớn của ngành như SSI, HCM, VND đều báo cáo 9 tháng đầu năm 2019 giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.56%. Ngược lại, sản phẩm cao su hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.98%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (50)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...

Thị trường chứng quyền 23/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 47 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 23/04/2024: Tâm lý thận trọng xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle kèm khối...

Vietstock Daily 23/04/2024: Vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

VN-Index bật tăng mạnh trở lại sau khi test đường SMA 200 ngày ở phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch liên tục trồi sụt thất thường trong thời...

Nhịp đập Thị trường 22/04: Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán giữ phong độ đến cuối phiên

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15.37 điểm (1.31%), lên mức 1,190.22 điểm; HNX-Index tăng 4.51 điểm (2.04%), lên mức 225.31 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền tuần 22-26/04/2024: Triển vọng tiếp tục kém sắc

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 104 mã giảm và 30 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Vietstock Weekly 22-26/04/2024: Rủi ro giảm điểm tiếp tục tăng cao

VN-Index trải qua tuần giao dịch đầy tiêu cực khi giảm mạnh hơn 100 điểm đồng thời cắt xuống đường SMA 200 tuần cho thấy tình hình càng trở nên bi quan hơn. Chỉ báo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98