Nhịp đập Thị trường 23/10: VN-Index thoát hiểm cuối phiên

23/10/2019 15:35
23-10-2019 15:35:57+07:00

Nhịp đập Thị trường 23/10: VN-Index thoát hiểm cuối phiên

Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 0.06%, đạt 987.79 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index giảm 0.35 điểm, đạt 104.14 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên khá cân bằng với 275 mã tăng điểm và 274 mã giảm điểm.

Diễn biến VN-Index bắt đầu sôi động hơn vào nửa cuối phiên chiều khi lực cầu được đẩy mạnh trở lại trên nhóm Large Cap, qua đó giúp chỉ số kết phiên trong sắc xanh. Rổ VN30 kết phiên với 18 mã tăng, 10 mã giảm và 2 mã đứng giá, trong đó 8 mã có mức tăng vượt 1% và ấn tượng nhất là GMDDPM khi tăng hơn 2%. VRE, HDB, SBT, VPB là những gương mặt mới trong nhóm tăng hơn 1%.

MSN, VIC, VRE và HPG là những mã có đóng góp tích cực nhất tới VN-Index trong phiên hôm nay. Việc VNM, VCBVHM thu hẹp đà giảm cũng góp phần giúp chỉ số leo dốc trở lại.

Nhóm ngành ngân hàng có diễn biến khá trái chiều. Về mặt tích cực, VPB, HDB và VIB có mức tăng từ 1.1% đến gần 2%, BID nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu,…. Ở phía ngược lại, VCB, TCB lẫn EIB xuất hiện sắc đỏ nhưng sắc đỏ nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Nhóm hàng không có diễn biến không mấy khởi sắc. HVN giảm gần 1% còn VJC dù xuất hiện sắc xanh nhưng chỉ nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, HVN hiện đang kiểm định lại đường SMA 50 ngày, nếu vượt khỏi ngưỡng này thì nhiều khả năng 1 xu hướng tăng mới sẽ được hình thành.

Sự tích cực là điều đang diễn ra trong nhóm bất động sản khu công nghiệp.Có thể kể tên như D2D, SNZSZC là những cổ phiếu nổi bật khi có mức tăng từ gần 3.3% đến gần 4.5%. Tuy nhiên, KBC xuất hiện sắc đỏ và giảm hơn 1.5%, ITA giảm 0.3%,….

Trái ngược với diễn biến của ngành hàng không, nhóm thép có ngày giao dịch khá lạc quan. Cụ thể, HPG, NKGTVN tăng quanh mốc 1.5%. Ngược lại, HSG trong phiên sáng đã có mức tăng ấn tượng nhưng đến phiên chiều với áp lực bán mạnh đã khiến sắc xanh trên HSG tan biến.

Ngành sản xuất thiết bị máy móc là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 0.95%. Ngược lại, nông - lâm - ngư là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.78%.

Khối ngoại mua ròng hơn 7 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng 9 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua tập trung ở mã VJC, ROS và HDB trên sàn HOSE. PVS là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Vẫn chưa khởi sắc hơn

VN-Index và HNX-Index tiếp tục giằng co dưới mốc tham chiếu vào đầu phiên chiều nay. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 214 mã tăng và 294 mã giảm điểm (tính tới 13h55).

Tính tới 13h55, độ rộng trong rổ VN30 đã nghiêng hơn về bên bán với 16 mã tăng, 10 mã giảm và 4 mã đứng giá. Tới thời điểm này tổng số mã tăng hơn 1% là 4, với GMD và MSN là ấn tượng nhất khi tăng vượt 2%. Trong khi đó, VHM, EIB và ROS là những mã giảm hơn 1%. Còn nếu xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì MSN, VIC và SAB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số, còn VHM, VCB, VNM nằm ở chiều ngược lại.

Large Cap ngành đạm là DPM đã xanh trở lại ở mức hơn 1% trong phiên hôm nay, tuy nhiên lực cầu lại khá yếu khi khối lượng được khớp trên mã chỉ gần 250 nghìn đơn vị. Điều này hướng đến kịch bản rung lắc trở lại ở mã trong những phiên tới. Diễn biến tương tự cũng xảy ra với DCM.

Diễn biến nhóm công nghệ thông tin khá tích cực khi sắc xanh chiếm ưu thế trong nhóm, dù đa số mức tăng chỉ nằm dưới 1%. CMG hiện là điểm nhấn trong nhóm với mức tăng hơn 2% cùng thanh khoản tốt, sau khi đã bứt phá hơn 2% trong phiên hôm qua. Trong khi đó, DGW sau khi đã bật tăng hơn 4% nay đang đứng yên tại mốc tham chiếu, chủ yếu là do áp lực chốt lời.

Mid Cap ngành nhựa AAA hiện là điểm sáng trong ngành với sắc xanh hơn 1% và được khối ngoại mua ròng. Thanh khoản của mã tiếp tục tạo sự tích cực trong phiên hôm nay cũng như trong 2 tuần gần đây chứng tỏ nhiều khả năng dòng tiền đang trở lại với cổ phiếu. Trong khi đó, NTP, BMP, DAG đều lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Vận tải kho bãi hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.55%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.65%. 

Phiên sáng: Rớt mốc tham chiếu

VN-Index kết phiên sáng giảm 0.1%, đạt mức 986.23 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.1 điểm và đạt mức 104.39 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 205 mã tăng và 262 mã giảm điểm.

Chỉ có một từ để diễn tả diễn biến của thị trường trong phiên sáng nay và đó là giằng co. Lý do đằng sau điều này nằm ở thế cân bằng được tạo ra bởi các trụ củng cố thị trường và các tác nhân tạo sức ép lên thị trường, hay nói xa hơn là bởi lực cung và lực cầu đang khá đồng đều. Tuy nhiên, lực cung có vẻ đang thắng thế khi các chỉ số thị trường đều đã rớt khỏi mốc tham chiếu, song mức giảm ở mức rất thấp.

Độ rộng trong rổ VN30 đã cân bằng trở lại với 14 mã tăng, 12 mã giảm và 4 mã đứng giá. VHM, VCB, VNM từ rổ này là các mã chính kéo chỉ số đi xuống với sắc đỏ gần 1%. Đối trọng với những mã này là VIC, MSN và HPG.

Sự phân hóa diễn ra tại nhóm thủy sản, dệt may trong phiên sáng nay, với điểm nhấn có lẽ nằm ở CMX, FTM khi đà nằm sàn của cả hai đã chấm dứt. MPC ở nhóm thủy sản sau chuỗi phiên điều chỉnh liên tiếp cũng đã hiện sắc xanh trở lại ở mức gần 3%.

Diễn biến nhóm xây dựng không mấy tích cực khi sắc đỏ chiếm ưu thế trong nhóm. DTDL14 là bộ đôi điều chỉnh hơn 1%, trong khi TDC, HBC, CII lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. C69 là điểm nhấn trong nhóm với sắc tím. Nếu nhìn theo kỹ thuật thì nhiều khả năng giá đang trở lại với một nhịp tăng mới.

Áp lực chốt lời tiếp tục đè mạnh lên FLC khi mã giảm gần 5% trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, điểm tích cực có lẽ nằm ở thanh khoản khi mức khối lượng ở mã vẫn đạt hơn 11 triệu cổ phiếu chứng tỏ vẫn có người đang tích cực “bắt dao rơi”. Nếu nhìn theo kỹ thuật, giá đã rơi về hỗ trợ là 4,200-4,600 nên có thể nguyên nhân đằng sau sự ổn định ở thanh khoản nằm ở đây. Tuy nhiên, nếu giá rớt khỏi vùng này thì nhiều khả năng lực cầu sẽ sụt giảm dần và tình trạng trống bên mua và rơi sàn sẽ xảy ra với cổ phiếu. Các mã khác thuộc “họ FLC” cũng đã hạ nhiệt, cụ thể là HAI tăng nhẹ trên 1%, trong khi AMD điều chỉnh gần 2%.

Vật liệu xây dựng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.7%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.65%.

Khối ngoại bán ròng hơn 11 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, HPG và VRE trên sàn HOSE. PVS hiện là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX. 

10h25: Giằng co trở lại

Tình trạng đảo trụ liên tục ở nhóm Large Cap rổ VN30 hiện là nguyên nhân sự giằng co khó chịu trên chỉ số VN-Index.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 191 mã tăng và 241 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 vẫn nghiêng về bên mua với 16 mã tăng, 10 mã giảm và 4 mã đứng giá.  Tuy vậy, chính các mã có tỷ trọng vốn hóa lớn là VCB, VHM, VNM lại đang điều chỉnh nên đã gây sức ép lớn lên VN-Index, qua đó tạo nên thế cân bằng với sắc xanh trên VIC, MSN, HPG.

D2D và SIP hiện là điểm nhấn trong nhóm bất động sản khu công nghiệp với mức tăng hơn 3% cùng thanh khoản tốt. Cả hai đều đang đạt được đà tăng tốt theo góc nhìn kỹ thuật, cụ thể là D2D đã bật tăng trở lại và hình thành mẫu nến Upward Gapping Tasuki chứng tỏ nhịp tăng nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn cho đến khi giá tiến gần kháng cự ở vùng 90,000-93,000; còn SIP thì đã tạo mẫu hình hai đáy và khả năng cao sẽ tiến đến kiểm định đường SMA 50 ngày. Còn mã còn lại thuộc nhóm này hầu hết đều đang giao dịch quanh mốc tham chiếu.

Nhóm chứng khoán đã phân hóa trở lại trong phiên sáng nay. Hiện số mã tăng, giảm đang khá đồng đều, với HCM, SSI nhích nhẹ trên mốc tham chiếu, trong khi VND, SHS điều chỉnh hơn 1%.

Sau khi bất ngờ bứt phá trở lại trong phiên chiều qua, hai mã nhóm thép là HSG và HPG tiếp tục hiện sắc xanh trong phiên sáng nay ở mức gần 2%, tuy nhiên khối ngoại lại tranh thủ “xả hàng” khi đều đang bán ròng hai mã này. Nhiều khả năng nhịp tăng lần này đến từ kết quả kinh doanh quý 3/2019 khởi sắc trong bối cảnh ngành thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Theo góc nhìn kỹ thuật, cả hai đều bật tăng trở lại sau khi rơi về hỗ trợ là đáy cũ trong quá khứ và đang tiến đến kiểm định kháng cự là các đường SMA trung hạn.

Công nghệ thông tin hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.93%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.65%.

Mở cửa: Giao dịch ảm đạm

Sau phiên hồi phục hôm qua, VN-Index tiếp tục hiện sắc xanh sau phiên ATO với sự trợ giúp đắc lực từ nhóm Large Cap rổ VN30. Tuy nhiên, sắc xanh này chỉ là sắc xanh nhẹ.

Độ rộng thị trường nghiêng khá cân bằng với 159 mã tăng và 148 mã giảm điểm.

Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 16 mã tăng, 9 mã giảm và 5 mã đứng giá, tuy nhiên biên độ dao động của các mã rất thấp khi hầu hết đều thấp hơn 1%. Song nhiêu đó cũng là đủ để VN-Index hiện sắc xanh đầu phiên. VIC, SAB, VCB hiện là những trụ chính giúp củng cố chỉ số, trong khi TCB, VHM, ROS là tác nhân tạo nên sự giằng co ở chỉ số này.

Giá dầu thế giới đã có phiên tăng trở lại sau 3 phiên điều chỉnh liên tiếp, qua đó góp phần tác động tích cực tới nhóm dầu khí. Cụ thể là BSR bật tăng hơn 3% từ đầu phiên, PVS và PVB hiện sắc xanh hơn 1%, còn lại đều dao động quanh mốc tham chiếu.

Sau diễn biến đầy lạc quan vào phiên chiều hôm qua, nhóm ngân hàng bắt đầu phiên mới với sự phân hóa. VCB tiếp tục hiện sắc xanh nhẹ gần 0.5% và là một trong những trụ chính hiện tại của VN-Index. STB, BID, CTG cũng tăng gần 1%. Trong khi đó, TCB, VPB, TPB, TPB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Vật liệu xây dựng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.46%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.65%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (58)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 19/04/2024: Tâm lý bi quan vẫn hiện hữu

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 108 mã giảm và 26 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 19/04/2024: Tâm lý bi quan bao trùm thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 17/04/2024. VN30-Index giảm mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến gần giống Bearish Engulfing...

Vietstock Daily 19/04/2024: Tình hình đang chuyển biến xấu

VN-Index giảm mạnh đồng thời bám sát đường Lower Band của Bollinger Bands và dải này đang mở rộng cho thấy tình hình khá tiêu cực. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch...

Nhịp đập Thị trường 17/04: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 23 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 22.67 điểm (1.86%), về mức 1,193.01 điểm; HNX-Index giảm 2.63 điểm (1.15%), về mức 226.2 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 17/04/2024: Sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/04/2024, toàn thị trường có 31 mã tăng, 113 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 17/04/2024: Khối ngoại bán ròng mạnh trước phiên đáo hạn

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 16/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Hammer cùng với khối lượng...

Vietstock Daily 17/04/2024: Khả năng điều chỉnh vẫn còn

VN-Index giảm nhẹ và hình thành mẫu hình nến High Wave Candle sau khi test lại đường SMA 100 ngày. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu...

Nhịp đập Thị trường 16/04: Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index thoát 1 phiên giảm mạnh

Vào phiên chiều, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi VN-Index thủng mốc 1,200 điểm, nhưng số khác lại xem đây là cơ hội.

Thị trường chứng quyền 16/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/04/2024, toàn thị trường có 9 mã tăng, 143 mã giảm và 15 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.3...

Chứng khoán phái sinh ngày 16/04/2024: Áp lực giảm điểm bao trùm

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 15/04/2024. VN30-Index giảm điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu với khối...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98