Nợ công Việt Nam có thể kéo dài xu hướng giảm trong thời gian tới?

12/10/2019 08:30
12-10-2019 08:30:00+07:00

Nợ công Việt Nam có thể kéo dài xu hướng giảm trong thời gian tới?

Theo báo cáo Dư địa chính sách tài khóa và kế hoạch giải ngân đầu tư công tại Việt Nam của CTCK Rồng Việt (VDS), 3 năm trở lại đây tỷ lệ nợ công/GDP giảm, tuy nhiên vẫn còn những hạt sạn có thể làm gián đoạn xu hướng giảm trên.

Mặc dù tỷ lệ nợ công của Việt Nam xếp hạng khá cao so với các nước trong khu vực, nhưng chúng ta không thể phủ nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ này thông qua kế hoạch tài chính công và đầu tư công trung hạn 2016-2020. Trong bức tranh tài chính công, Việt Nam đã và đang từng bước ghi nhận những điểm tích cực khi tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài đều nằm trong giới hạn cho phép.

Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ nợ công/GDP đã giảm từ mức đỉnh 63.7% xuống 58.4% trong khi nợ chính phủ/GDP được kéo về ngưỡng 50. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế hồi phục và đạt mức 7.1% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2018, quá trình thoái vốn và cổ phần hóa cũng được đẩy mạnh trong giai đoạn kể trên. Hoạt động chi thường xuyên được kiểm soát chặt chẽ hơn khi tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi Ngân sách Nhà nước giảm từ 75% về 68%.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạt sạn và cần cải thiện gồm, (1) Giải ngân vốn đầu tư công chậm làm giảm hiệu quả nguồn vốn huy động, (2) Diễn biến thoái vốn và cổ phần hóa đang tắc nghẽn và (3) Bội chi Ngân sách vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Đi sâu vào cơ cấu nợ công Việt Nam thời điểm 2017, nợ công Việt Nam đạt 61.4% GDP trong đó, nợ Chính phủ chiếm 51.7% GDP, còn lại là nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Với cách tính hiện nay, vấn đề tính thiếu/tính chưa đủ nợ công được nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập vẫn còn đó. Tiêu biểu như các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản hay các khoản nợ tiềm ẩn khác.

Nợ nước ngoài quốc gia/GDP năm 2017 ở mức 48.9% trong đó nợ công nước ngoài chiếm 28.2% GDP và nợ từ khu vực doanh nghiệp đạt 20.8% GDP. So với các nước trong khu vực, quy mô nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam cũng ở ngưỡng cao nhưng đây đều là những khoản vay ưu đãi có thời hạn dài và lãi suất thấp trong quá khứ. Điển hình như Malaysia, tỷ lệ nợ nước ngoài/GNI lên tới 70% trong khi các khoản nợ ngắn hạn chiếm 40% tổng quy mô. Với Việt Nam, tỷ lệ nợ ngắn hạn chỉ ở mức 21%. Do đó, rủi ro lên thị trường tài chính trong ngắn và trung hạn sẽ không cao.

Nợ công có thể kéo dài xu hướng giảm trong thời gian tới?

VDS ghi nhận những điểm nghẽn có thể làm gián đoạn xu hướng trên. Cụ thể, về áp lực trả nợ công, trong năm 2020-2021, nghĩa vụ trả nợ sẽ rất cao khi gần 25% nợ công trong nước sẽ đến hạn. Tính cả khoản nợ nước ngoài, nhu cầu vay để trả nợ sẽ lên đến 22 tỷ USD. Trong năm 2020, đỉnh nợ rơi vào tháng 10-11 với khối lượng nợ gốc đáo hạn đạt 2.7 tỷ USD, trong đó 1 tỉ USD trái phiếu ngoại tệ.

Trong khi đó, các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh sẽ không dễ giải quyết do nhu cầu huy động vốn và phát triển của ngành năng lượng điện tại Việt Nam. Ngoài ra, nhiều khoản vay bảo lãnh đang bị chôn vốn tại 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương.

Hàn Đông

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98