Quỹ thị trường tiền tệ hút vốn mạnh nhất kể từ năm 2008

14/10/2019 13:37
14-10-2019 13:37:36+07:00

Quỹ thị trường tiền tệ hút vốn mạnh nhất kể từ năm 2008

Nhà đầu tư đang lũ lượt chuyển sang các quỹ thị trường tiền tệ (vốn tương đối an toàn hơn cổ phiếu) ở mức độ cao nhất kể từ kỷ nguyên khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngành thị trường tiền tệ đã hút 322 tỷ USD trong vòng 6 tháng qua, nhịp độ hút vốn nhanh nhất kể từ 6 tháng cuối năm 2008, qua đó mang tổng tài sản trong thị trường này lên gần 3.5 ngàn tỷ USD, dựa trên dữ liệu từ FactSet và Bank of America Merrill Lynch.

Về mặt tích cực: Đây là khoảng thời gian trước khi xuất hiện cơ hội mua “ngàn năm có một” cho những thành phần tham gia thị trường chứng khoán. Trong tháng 3/2009, Phố Wall bắt đầu chuỗi tăng liên tiếp, bước chân vào thị trường con bò và cho đến nay, thị trường con bò đã trụ vững được 10 năm – phá kỷ lục về thời gian tồn tại.

“Bạn có thể đưa ra quan điểm trái ngược thị trường và nói ‘dòng chảy vào thị trường tiền tệ’ vẫn tích cực, vì nếu thị trường thực sự ổn định trở lại và Mỹ-Trung xuống thang về căng thẳng thương mại, thì dòng tiền sẽ nhanh chóng trở về thị trường cổ phiếu”, Quincy Krosby, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Prudential Financial, cho hay.

Tổng tài sản trên thị trường tiền tệ hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2009.

Quỹ thị trường tiền tệ đã hút vốn trong tất cả các tháng trong năm 2019 (trừ tháng 4), trong đó tổng tài sản tăng tuần thứ 9 trong 10 tuần qua, khi thị trường chứng khoán Mỹ vật lộn với vô số vấn đề khác nhau, chủ yếu có liên quan đến xung đột thương mại với Trung Quốc và nỗi lo Mỹ sắp suy thoái.

Đối mặt với hàng loạt rủi ro đáng lo ngại, nhà đầu tư đã tìm tới một tấm đệm an toàn để bảo toàn tiền mặt cho đến khi cơn bão tan biến.

“Đã có quá nhiều thông tin khiến dòng tiền chảy sang thị trường tiền tệ, như chính trị, quan ngại về thương mại và khả năng kinh tế Mỹ suy thoái”, ông Krosby nói.

Trên thực tế, chứng khoán Mỹ đã biến động như tàu lượn siêu tốc trong 12 tháng qua, tụt dốc khi xuất hiện dấu hiệu đàm phán Mỹ-Trung đổ vỡ nhưng rồi lại leo dốc khi nhà đầu tư nuôi hy vọng về thỏa thuận thương mại. Dow Jones đã tăng hơn 400 điểm trong ngày thứ Sáu (12/10) nhờ những thông tin tích cực từ Nhà Trắng.

Mỹ-Trung tiến tới thỏa thuận một phần, rồi sao?

Nếu thông tin tích cực tiếp tục xuất hiện và nền kinh tế Mỹ né được suy thoái, thì rõ ràng những nhà đầu tư đang cầm tiền và đứng bên ngoài thị trường sẽ góp phần thúc đẩy đà tăng trên Phố Wall, chủ yếu là do trước đó họ đã chuyển tiền sang thị trường tiền tệ.

Hai kỷ nguyên chỉ có những nét tương đồng thoáng qua.

Mặc dù thị trường biến động mạnh kể từ khi Mỹ và Trung Quốc thi nhau áp thuế lên hàng hóa của nhau, nhưng giai đoạn năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường chứng kiến những giai đoạn biến động làm nên lịch sử, trong đó chỉ số biến động VIX chạm mức kỷ lục mà tới nay vẫn chưa bị phá vỡ. Nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu trong tình trạng hỗn loạn và nhà đầu tư tìm tới thị trường tiền tệ như là một cách để bảo toàn vốn khi chẳng còn tài sản nào trông có vẻ an toàn.

Nhà đầu tư ở trong thị trường vừa trải qua giai đoạn có tỷ suất sinh lời rất cao và đang trong một thị trường có thể bị chững lại nếu những động lực tăng trưởng mong manh trên thị trường không đi đúng hướng.

“Bạn đang xem xét những sự kiện địa chính trị mà kịch bản tiêu cực và tích cực đều có thể xảy ra”, Mitch Goldberg, người đứng đầu của ClientFirst Strategy, cho hay. “Tôi nghĩ hầu hết mọi người trong thị trường con bò này có thể cảm thấy họ đã kiếm đủ tiền và nếu họ bỏ lỡ đôi chút đà tăng, họ cũng cảm thấy ổn và đó là điều đang diễn ra”.

Quỹ thị trường tiền tệ đã hưởng lợi ngay cả khi lợi suất suy giảm giữa lúc Fed hạ lãi suất và nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng. Các quỹ tiền tệ hiện mang về tỷ suất sinh lợi khoảng 2%, giảm từ mức 2.47% tại đầu năm 2019, theo Moody’s.

Goldberg cho biết dòng vốn chảy vào quỹ thị trường tiền tệ không nhất thiết phản ánh tình trạng nhà đầu tư chờ đợi để rót vốn vào thị trường, nhưng phản ánh một thị trường đang kiệt sức, trong đó dòng vốn đứng bên ngoài thị trường khi có đầy rẫy sự bất ổn.

“Đây không phải là tình trạng những nhà đầu tư không chuyên điều chỉnh danh mục đầu tư”, ông nói về đà tăng trong ngày thứ Sáu (12/10). “Điều này nói với bạn tại sao không nên quá bi quan, nhưng cũng đừng quá lạc quan. Bạn phải tự tiết chế bản thân và xem xét những yếu tố kinh tế, khả năng chấp nhận rủi ro, thời gian đầu tư và mục tiêu tài chính của bản thân”.

Vương Đông (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98